Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng của Kiểm tra viên cao cấp thuế?

29/08/2022
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng của Kiểm tra viên cao cấp thuế?
380
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng của Kiểm tra viên cao cấp thuế? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong các chức danh trong ngành thuế tại Việt Nam có một chức danh mang tên là chức danh kiểm tra viên cao cấp thuế. Vậy theo quy định của pháp luật thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng của Kiểm tra viên cao cấp thuế? được quy định như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng của Kiểm tra viên cao cấp thuế? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Các chức danh kiểm tra viên về thuế tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 29/2022/TT-BTC  quy định về các chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ như sau:

– Chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành thuế, bao gồm:

a) Kiểm tra viên cao cấp thuếMã số ngạch:06.036
b) Kiểm tra viên chính thuếMã số ngạch:06.037
c) Kiểm tra viên thuếMã số ngạch:06.038
d) Kiểm tra viên trung cấp thuếMã số ngạch:06.039
đ) Nhân viên thuếMã số ngạch:06.040

Kiểm tra viên cấp cao thuế là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 29/2022/TT-BTC  quy định việc kiểm tra viên cao cấp thuế (mã số 06.036) như sau:

– Chức trách: Kiểm tra viên cao cấp thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực thuế, bố trí đối với các chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục, lãnh đạo Vụ, Cục và tương đương, lãnh đạo Cục thuế tỉnh, thành phố có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về thuế tại Tổng cục Thuế và Cục thuế tỉnh, thành phố và thực hiện các phần hành nghiệp vụ thuế ở mức độ phức tạp cao, tiến hành trong phạm vi tỉnh, nhiều tỉnh hoặc toàn quốc.

Nhiệm vụ của kiểm tra viên cấp cao thuế là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 29/2022/TT-BTC  quy định việc kiểm tra viên cao cấp thuế (mã số 06.036) như sau:

– Nhiệm vụ:

  • Chủ trì nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển ngành; nghiên cứu đề xuất chủ trương chính sách và biện pháp quản lý thuế phù hợp với chiến lược phát triển ngành và chiến lược phát triển kinh tế địa phương;
  • Đề xuất các chủ trương hoạch định chính sách thuế, giải pháp quản lý thu để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu nội địa trong phạm vi, trên địa bàn quản lý;
  • Chủ trì nghiên cứu, tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; quy trình, quy chế nghiệp vụ quản lý thuế;
  • Chủ trì đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các chế độ, chính sách, các quy định trong từng lĩnh vực quản lý thuế.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của kiểm tra viên cấp cao thuế là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 29/2022/TT-BTC  quy định việc kiểm tra viên cao cấp thuế (mã số 06.036) như sau:

– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

  • Nắm vững đường lối chiến lược, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác thuế, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của quốc gia, của địa phương nơi công tác; Nắm vững chiến lược phát triển ngành Tài chính, chiến lược cải cách hành chính và hiện đại hóa của ngành;
  • Hiểu biết sâu sắc về luật Quản lý thuế, pháp luật thuế, pháp luật về tài chính, kế toán và các luật pháp về hành chính có liên quan đến nhiệm vụ, chức năng quản lý thuế;
  • Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án trong lĩnh vực thuế; có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại để cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ thuế;
  • Có năng lực tổng hợp, phân tích, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn quản lý thuế; có khả năng dự báo về tình hình nguồn thu từ thuế và nguồn thu khác thuộc đối tượng được phân công quản lý;
  • Có kỹ năng thu nhận thông tin và xử lý những thông tin nhạy cảm; kỹ năng phân tích tài chính đối với các công ty lớn và phức tạp; kỹ năng quản lý và xử lý sự xung đột; có kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng lập báo cáo, tổng kết đánh giá công việc và kỹ năng dự báo về công việc thuộc lĩnh vực quản lý;
  • Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng của Kiểm tra viên cao cấp thuế?
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng của Kiểm tra viên cao cấp thuế?

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng của Kiểm tra viên cao cấp thuế?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 29/2022/TT-BTC  quy định việc kiểm tra viên cao cấp thuế (mã số 06.036) như sau:

– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
  • Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.

Quy định về công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế

Theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 29/2022/TT-BTC  quy định việc kiểm tra viên cao cấp thuế (mã số 06.036) như sau:

– Đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế thì ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đang giữ ngạch Kiểm tra viên chính thuế và có thời gian giữ ngạch Kiểm tra viên chính thuế hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) liên tục giữ ngạch kiểm tra viên chính thuế tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
  • Trong thời gian giữ ngạch kiểm tra viên chính thuế hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính, thuế đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:

+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh hoặc có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng của Kiểm tra viên cao cấp thuế?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; đăng ký mã thuế số cho công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chức danh kiểm tra viên chính thuế là gì?

Kiểm tra viên chính thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao của ngành thuế, giúp lãnh đạo chủ trì, tổ chức thực hiện quản lý thuế hoặc trực tiếp thực hiện các phần hành của nghiệp vụ thuế theo chức năng được phân công tại các đơn vị trong ngành thuế.

Chức danh kiểm tra viên thuế là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11Thông tư 29/2022/TT-BTC kiểm tra viên thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản của ngành thuế; trực tiếp thực hiện phần hành công việc của nghiệp vụ quản lý thuế.

Chức danh nhân viên thuế là gì?

Nhân viên thuế là công chức thừa hành, thực hiện nhiệm vụ đơn giản về chuyên môn nghiệp vụ của ngành thuế; trực tiếp thực hiện một phần hành công việc thuộc nghiệp vụ quản lý thuế theo sự phân công của đơn vị.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.