Vi phạm quy định về đấu thầu có bị xử lý hình sự không?

29/08/2022
Vi phạm quy định về đấu thầu có bị xử lý hình sự không?
400
Views

Đấu thầu là một trong hoạt động phổ biến trong nền kinh tế. Pháp luật cũng có những quy định chi tiết về hoạt động đấu thầu. Vậy vi phạm quy định về đấu thầu có bị xử lý hình sự không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Quy định về đấu thầu

Được quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013:
“Đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết, thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết, thực hiện hợp đồng dự án đầu tư dưới hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, minh bạch,  công bằng và hiệu quả kinh tế.”
Như vậy, có thể thấy, đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong đó, bên mua sẽ tổ chức đấu thầu để bên bán (là các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của bên mua là có được những hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kĩ thuật, chất lượng, cũng như chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa và dịch vụ đó với giá đủ bù đắp những chi phí đầu vào, cũng như đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Như vậy, bản chất của đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như một sự cạnh tranh lành mạnh để được thực hiện 1 việc nào đó và một yêu cầu nào đó.

Đặc điểm của đấu thầu

Đấu thầu là 1 hoạt động thương mại

Trong đó bên dự thầu là những thương nhân có đủ điều kiện, mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là lợi nhuận, còn bên mời thầu tham gia đấu thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa và sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ.

Đấu thầu là 1 giai đoạn tiền hợp đồng

Hoạt động đấu thầu luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Trong nền kinh tế đấu thầu không diễn ra như 1 hoạt động độc lập mà nó chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Mục đích cuối cùng của đấu thầu là là giúp bên mời thầu tìm được chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ với chất lượng và giá cả tốt nhất. Sau khi quá trình đấu thầu hoàn thành, người trúng thầu sẽ cùng với người tổ chức đấu thầu đàm phán, đồng thời để kí hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ hay xây lắp công trình.

Chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

Theo quy định của Luật thương mại 2005, trong hoạt động đấu thầu có thể xuất hiện bên thứ ba như những công ty tư vấn giúp lập hồ sơ mời thầu, chuyên gia giúp đỡ và đánh giá hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên đây là hoạt động không qua trung gian và không có thương nhân làm dịch vụ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân khác để nhận thù lao. Trong khi đó, Luật đấu thầu 2013 có quy định thêm về tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp gồm có đại lí đấu thầu, đơn vị sự nghiệp được thành lập, chức năng thực hiện đấu thầu chuyên nghiệp. Việc thành lập, hoạt động của đại lí đấu thầu thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Quan hệ đấu thầu luôn được xác lập giữa một bên mời thầu với nhiều bên dự thầu. Nhưng vẫn có các trường hợp ngoại lệ như trong trường hợp chỉ định đầu tư.

Hình thức pháp lí

Hình thức pháp lí của quan hệ đấu thầu hàng hóa và dịch vụ là hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là một văn bản pháp lí do bên mời thầu lập, trong đó có đầy đủ các yêu cầu về kĩ thuật, tài chính, thương mại của hàng hóa cần mua sắm, cũng như dịch vụ cần sử dụng. Còn hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực và mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.

Giá gói thầu

Giá của gói thầu: xem xét trên góc độ giá cả thì đấu thầu cần thiết phải có sự khống chế về giá, được gọi là giá gói thầu hoạc dự toán và được đưa ra bởi bên mời thầu theo khả năng tài chính của bên mời thầu. Bên dự thầu đưa ra mức giá cao hơn khả năng tài chính của bên mời thầu tham gia đấu thầu thì dù có tốt đến mấy cũng sẽ khó có thể thắng thầu. Bên dự thầu nào đáp ứng được những yêu cầu của bên mời thầu mà có giá càng thấp thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng.

Hình thức và phương thức đấu thầu

Hình thức lựa chọn nhà thầu được dựa trên số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu để phân chia.

Có 7 hình thức đấu thầu

  • Đấu thầu rộng rãi : Đây là một hình thức đấu thầu không hạn chế về số lượng nhà thầu tham gia.
  • Đấu thầu hạn chế : Bên mời thầu mời một số nhà thầu có đủ năng lực để tham dự đấu thầu. Tuỳ theo quy định tại mỗi nước mà số nhà thầu tối thiểu được mời là bao nhiêu. Theo quy chế Đấu thầu của Việt nam thì số nhà thầu tối thiểu là 5 nhà thầu.
  • Chỉ định thầu : Đây là một hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng.
  • Chào hàng cạnh tranh.
  • Mua sắm trực tiếp.
  • Tự thực hiện : Hình thức này áp dụng đối với những gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện.
  • Mua sắm đặc biệt.

Có 3 phương thức đấu thầu

Được dựa vào hình thức nộp hồ sơ để phân chia:

  • Phương thức hai túi hồ sơ.
  • Phương thức hai giai đoạn.
  • Phương thức một túi hồ sơ.

Loại hình đấu thầu

Đấu thầu có 4 loại hình, phụ thuộc vào các đặc điểm của đối tượng mua bán để phân chia:

  • Đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
  • Đấu thầu xây lắp.
  • Đấu thầu mua sắm hàng hóa, các dịch vụ khác.
  • Đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án.
Vi phạm quy định về đấu thầu có bị xử lý hình sự không?
Vi phạm quy định về đấu thầu có bị xử lý hình sự không?

Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực đấu thầu

– Căn cứ pháp lý: Điều 124 nghị định 63/2014/NĐ-CP

– Phân tích: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại và các quy định khác của pháp luật liên quan.

Thiệt hại ở đây phải là những thiệt hại thực tế, phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu. Mức bồi thường được xác định theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong Dân sự, trong Thương mại.

Vi phạm quy định về đấu thầu có bị xử lý hình sự không?

– Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 121 Nghị định 63/2014/NĐ-CP;

Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung  2017 (BLHS)

– Phân tích: Hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự về “Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Liên quan đến tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Điều 222 của BLHS đã quy định rõ các mức độ xử lý vi phạm như:

+ Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm (Khoản 1); bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm (Khoản 2);

+ Bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm (Khoản 3);

+ Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (Khoản 4).

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Vi phạm quy định về đấu thầu có bị xử lý hình sự không?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như đăng ký mã số thuế cá nhân online, giấy phép sàn thương mại điện tử, điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu như thế nào?

Theo quy định tại Điều 123 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì:
– Hủy thầu là biện pháp của người có thẩm quyền, chủ đầu tư và bên mời thầu để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật liên quan của tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động đấu thầu bằng cách ban hành quyết định hủy thầu.
– Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được áp dụng khi có bằng chứng cho thấy tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến không bảo đảm mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

Có những hình thức xử phạt như thế nào trong đấu thầu?

Theo quy định của Luật đấu thầu 2013, đối với cá nhân, tổ chức có vi phạm về đấu thầu sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý vi phạm như sau:
– Cảnh cáo, phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
– Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 89 của Luật Đấu thầu 2013 và Khoản 8 Điều 12 của Nghị định 63/2014/NĐ – CP.
– Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu mà cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật về hình sự.

Vi phạm quy định về đăng tải thông tin trong đấu thầu sẽ bị xử lý như thế nào?

– Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư muộn hơn so với quy định nhưng trước thời điểm thông báo mời thầu, gửi thư mời thầu gói thầu, dự án thực hiện đầu tiên của kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư sau thời điểm thông báo mời thầu, gửi thư mời thầu gói thầu, dự án thực hiện đầu tiên của kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
+ Đăng tải thông tin về đấu thầu không đầy đủ nội dung hoặc không đúng thẩm quyền.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng tải các thông tin về đấu thầu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.