Xin chào Luật Sư 247. Tôi là một người hành nghề tự do nên không tìm hiểu kĩ những vấn đề liên quan đến thuế nói chung, đặc biệt là thuế gián thu nói riêng. Tôi có một câu hỏi về thuế gián thu như sau: thuế gián thu là thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho ai? Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi không. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Thuế gián thu là thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho ai?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Thuế gián thu là gì?
Thuế gián thu là thuế thu đối với người tiêu dùng thông qua việc nộp thuế của người sản xuất, kinh doanh.
Loại thuế này có tác dụng điều tiết tiêu dùng của xã hội. Đây là một loại thuế được cộng vào giá của hàng hóa hoặc dịch vụ. Mục đích của thuế gián thu là đánh vào tiêu dùng. Người nộp thuế là người hoạt động sản xuất kinh doanh. Người nộp thuế không phải là người chịu thuế nên gọi là thuế gián thu. Thuế gián thu dễ điều chỉnh tăng hơn thuế trực thu nên xu hướng chung ở các nước coi trọng thuế gián thu hơn thuế trực thu.
Thuế gián thu là thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho ai?
Bản chất của thuế gián thu là người sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ cộng thêm phần thuế vào trong giá bán hàng hóa và dịch vụ của mình. Khi hàng hóa và dịch vụ được bán, người sản xuất thay mặt người tiêu dùng nộp khoản thuế gián thu cho Nhà nước.
Hay nói cách khác thuế gián thu là thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người tiêu dùng.
+ Người nộp thuế theo Luật và người trả thuế không đồng nhất với nhau. Cụ thể: Chủ thể nộp thuế (đối tượng nộp thuế) là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Chủ thể chịu thuế (đối tượng chịu thuế) là những người tiêu dùng cuối cùng.
Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành vào giá của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Đồng thời, thuế gián thu cũng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế giá cả trên thị trường. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng đó của thuế gián thu không những chịu sự chi phối của mối quan hệ cung cầu trên thị trường mà còn phụ thuộc vào bản chất của thị trường, mà trong đó có sự tác động của thuế, tức là thị trường đó cạnh tranh hay độc quyền.
+ Thuế gián thu có sự dịch chuyển gánh nặng thuế trong những trường hợp nhất định.
+ Thuế gián thu mang tính lũy thoái.
+ Thuộc vào loại thuế này, có các sắc thuế mà cơ sở đánh thuế là các khoản thu nhập dùng để tiêu dùng. Ở nước ta, thuế gián thu bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường.
Ưu điểm là dễ thu, dễ quản lí do đối tượng nộp là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Chủ thể chịu thuế không cảm nhận được gánh nặng thuế nên thường không có phản ứng với những thay đổi mức thuế. Nhược điểm là do có tính lũy thoái nên mức độ đảm bảo công bằng không cao.
Quy định về các loại thuế gián thu ở Việt Nam
Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 6/4/2016, nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất để khuyến khích phát triển sản xuất, thúc đẩy Xuất khẩu; bảo hộ hợp lý, có điều kiện, có chọn lọc phù hợp với tiến trình hội nhập. Để phù hợp thông lệ quốc tế, Luật Thuế Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu năm 2016 đã bổ sung quy định về áp dụng thuế Xuất khẩu đối với trường hợp có hàng hóa Xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế Xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Luật cũng quy định về thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan Nhập khẩu vào thị trường trong nước, đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế Nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường…
Về thuế giá trị gia tăng
Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng , Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế được ban hành nhằm giải quyết khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông nông sản, thủy hải sản trong nước. Khuyến khích chế biến sâu, hạn chế đối với việc xuất khẩu khoáng sản hoặc sản phẩm mà giá trị khoáng sản trong giá trị hàng hóa thô chưa qua chế biến.
Điều chỉnh chính sách thuế để hỗ trợ DN chủ động trong đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh khi thời điểm thực hiện các cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế quan theo các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế đang tới gần (2 – 3 năm). Những sửa đổi, bổ sung tiệm cận chuẩn mực và phù hợp với những cam kết hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã ký kết; Tiếp tục góp phần đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hóa công tác quản lý thuế, phù hợp với xu thế cải cách hệ thống thuế.
Về thuế tiêu thụ đặc biệt
Ở Việt Nam, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt lần đầu tiên được ban hành vào năm 1990 trong chương trình cải cách thuế giai đoạn I. Ngày 14/11/2008, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt với nhiều điểm mới. Kể từ 1/1/2016, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, có những điểm mới nổi bật sau:
+ Về đối tượng chịu thuế và không chịu thuế: Nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng không còn thuộc đối tượng chịu thuế. Thêm đối tượng không chịu thuế là tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng.
+ Về giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế Tiêu thụ đặc biệt, chưa có thuế Bảo vệ môi trường và chưa có thuế giá trị gia tăng.
+ Về thuế suất: Thuế suất đối với mặt hàng có cồn được các nước đối tác dành sự quan tâm đặc biệt. Do đó, trong lần sửa đổi này, bên cạnh việc khắc phục những tồn tại trong quy định của Luật và thực tế thi hành về thuế suất… còn đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn tăng theo lộ trình; Thuế suất đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng: tăng từ 30% lên 35%.
Về thuế bảo vệ môi trường
Luật Thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012. Luật này có đối tượng chịu thuế là các sản phẩm gây ô nhiễm như: Xăng, dầu, mỡ nhờn; than đá; dung dịch HCFC; túi ni lông thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản và thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng. Có thể thấy, Luật Thuế Bảo vệ môi trường thể hiện rõ quan điểm sử dụng thuế điều tiết vào các hàng hóa gây ô nhiễm nhằm Bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần thay đổi nhận thức của con người đối với môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững theo xu hướng phát triển của thế giới.
Để đảm bảo nguồn thu Ngân sách nhà nước trước bối cảnh giá dầu thế giới giảm và duy trì ở mức thấp, cũng như đảm bảo nguồn thu Ngân sách nhà nước ổn định khi thực hiện lộ trình cắt giảm mức thuế nhập khẩu xăng dầu theo các cam kết quốc tế. Đồng thời, khuyến khích sử dụng xăng dầu sinh học, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 888a/2015/UBTVQH13 ngày 10/3/2015 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 về biểu thuế Bảo vệ môi trường điều chỉnh tăng mức thuế Bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu (trừ dầu hỏa).
Để theo kịp với xu thế hội nhập quốc tế, trong những năm qua, việc ban hành kịp thời các chính sách thuế nói chung và đặc biệt thuế gián thu ở nước ta nói riêng đã góp phần tích cực trong việc thực hiện chính sách phân bổ nguồn lực theo hướng đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Các chính sách này đã đảm bảo nguồn thu quan trọng và ổn định cho ngân sách nhà nước (NSNN), bảo đảm nguồn lực tài chính quốc gia để phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo và củng cố an ninh, quốc phòng…
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Thuế gián thu là thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho ai?”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: dịch vụ công chứng giấy tờ tại nhà, báo cáo quyết toán thuế, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Chưa nộp hồ sơ khai thuế thì cơ quan thuế sẽ thông báo trong thời gian bao lâu?
- Cách kê khai thuế TNCN từ trúng thưởng nhanh, đơn giản
- Thu hồi nợ thuế hải quan hàng hoá quá cảnh thông qua ACTS
Câu hỏi thường gặp
Dễ quản lí và dễ thu thuế vì thuế đã được cấu thành chung giá bán hàng hóa, dịch vụ và người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế nên hạn chế được động cơ trốn thuế.
Người tiêu dùng nếu trình độ dân trí chưa cao thì không thấy được. Vì vậy, hầu hết các nước nghèo, chậm phát triển thường coi thuế gián thu là nguồn thu chủ yếu. Trong lúc các nước phát triển lại lấy thuế trực thu là nguồn thu chính của ngân sách.
Hiện tại ở Việt Nam, thuế gián thu bao gồm các loại như:
+ Thuế doanh thu
+ Thuế giá trị gia tăng
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Thuế xuất nhập khẩu
+ Thuế bảo vệ môi trường
+ Thuế tài nguyên
+ Đối với thuế trực thu và thuế gián thu thì đây đều là một trong những phương thức thu thuế theo quy định của pháp luật về thuế:
+ Đều là một nguồn điều tiết vào thu nhập của các cá nhân, tổ chức trong xã hội;
+ Người chịu thuế là người phải đều phải trích một phần tài sản để chuyển cho ngân sách Nhà nước mà không thể khước từ hoặc trì hoãn, hay nói cách khác bản chất của hai hình thức thu thuế này đều mang tính chất bắt buộc.