Xảy ra tranh chấp bất động sản khi ly hôn thì giải quyết như thế nào?

26/08/2022
Khiếu nại về bồi thường thu hồi đất
429
Views

Ngày nay, tình trạng ly hôn diễn ra khá phổ biến. Khi ly hôn ngoài việc tranh giành quyền nuôi con thì vấn đề tài sản cũng được các bên quan tâm tới. Vậy khi xảy ra tranh chấp bất động sản khi ly hôn thì giải quyết như thế nào? Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Tranh chấp tài sản sau ly hôn là gì?

Tranh chấp tài sản sau ly hôn là tranh chấp về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi tiến hành ly hôn mà các bên đương sự không thể tự thỏa thuận được về vấn đề tài sản và yêu cầu Tòa giải quyết .

Hoặc khi ly hôn thì các bên đương sự không yêu cầu giải quyết về tài sản nhưng sau khi ly hôn thì hai bên đương sự lại xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích trong việc phân chia tài sản, không thể tự thỏa thuận để đưa ra được kết quả chung

– Theo đó, tài sản được xác định là tài sản do vợ và chồng tạo ra từ các công việc lao động, kinh doanh sản xuất, khoản thu nhập phát sinh từ tài sản riêng của mỗi người và những khoản thu nhập khác phát sinh trong quá trình chung sống vợ chồng, các tài sản giá trị được tặng cho, nhận thừa kế trên danh nghĩa cả hai vợ chồng hoặc các tài sản phát sinh khác mà có thỏa thuận đưa vào làm tài sản chung

Đối với tài sản là quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được sau khi kết hôn thì sẽ được coi là tài sản chung, trừ trường hợp được xác định là tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi tài sản đó được cho riêng hoặc thừa kế riêng

– Tài sản riêng là phần tài sản mà cá nhân đã sở hữu từ trước khi kết hôn hoặc phát sinh trong thời kỳ hôn nhân nhưng được tặng cho, thừa kế riêng

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn thế nào?

– Theo nguyên tắc thì khi ly hôn, phần tài sản chung sẽ được giải quyết dựa theo sự thỏa thuận, thống nhất của các bên đương sự là vợ và chồng. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa sẽ áp dụng nguyên tắc cơ bản đó là chia đôi phần tài sản chung của vợ và chồng

Xảy ra tranh chấp bất động sản khi ly hôn thì giải quyết như thế nào?
Xảy ra tranh chấp bất động sản khi ly hôn thì giải quyết như thế nào?

Tuy được xác định là chia đôi nhưng không phải trường hợp nào cũng theo nguyên tắc 50/50, mà còn phải phụ thuộc vào các yếu tố như sau:

+ Yếu tố gia cảnh của vợ, chồng

+ Các phần đóng góp của vợ và chồng vào khối tài sản chung trong quá trình chung sống

+ Xác định yếu tố lỗi trong việc vi phạm nghĩa vụ vợ chồng đã được Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định

+ Đảm bảo cho lợi ích của các bên trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tiếp tục hoạt động lao động tạo ra thu nhập

– Đối với tài sản riêng thì vẫn sẽ thuộc về chủ sở hữu của tài sản riêng đó

Xảy ra tranh chấp bất động sản khi ly hôn thì giải quyết như thế nào?

Quy định chung về tranh chấp nhà đất khi ly hôn

Tranh chấp về nhà đất sau ly hôn thông thường có các trường hợp phổ biến như sau:

  • Mỗi bên đều có ý kiến cho rằng đó là tài sản riêng và trong Đơn khởi kiện có đưa ra yêu cầu về việc công nhận đây là tài sản riêng của mình;
  • Hai bên thừa nhận nhà đất là tài sản chung, nhưng có tranh chấp và trong Đơn khởi kiện có yêu cầu Tòa án chia theo quy định pháp luật;
  • Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng với gia đình (gia đình chồng hoặc gia đình vợ) và sau ly hôn thì xảy ra tranh chấp và có yêu cầu phân chia nhà đất này trong Đơn khởi kiện.

Tùy từng trường hợp mà các bên đưa ra yêu cầu chia theo tỷ lệ, giá trị cụ thể là bao nhiêu, công sức đóng góp như thế nào, bán nhà đất chia bằng tiền hay chia bằng hiện vật, ai là người lấy lại nhà đất và đền bù số tiền chênh lệch,…

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có nhà đất tranh chấp.

Nếu có yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, căn cứ theo khoản 4 Điều 34 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà đất tranh chấp.

Chia tài sản là bất động sản khi chung sống với gia đình

Các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có quan hệ hôn nhân (vợ, chồng), quan hệ huyết thống (cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ,…), quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi).
  • Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
  • Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp, tạo lập để có quyền sử dụng đất chung hoặc được tặng cho, thừa kế chung,…

Việc giải quyết chia tài sản chung của các thành viên trong gia đình trước hết thực hiện theo phương thức thỏa thuận.

Khi phân chia tài sản là bất động sản phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình, căn cứ trên công sức đóng góp, tạo lập của từng người để phân chia tài sản cho đảm bảo quyền và lợi ích của từng thành viên.

Khi có tranh chấp, cần xác định các yếu tố sau:

  • Nguồn gốc phần đất mà gia đình chồng và bạn đang có tranh chấp;
  • Phần đất đang có tranh chấp là tài sản riêng của bạn hay là tài sản riêng bên phía gia đình chồng không ?
  • Phần đất có thuộc sở hữu chung của các thành viên gia đình không?
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là của hộ gia đình hay cá nhân;

Nếu các thành viên trong gia đình có chung quyền sử dụng đất: khi ly hôn có quyền yêu cầu chia đất bằng cách tách thửa (nếu đủ điều kiện tách thửa) và đứng tên với phần diện tích được tách.

Lưu ý:

  • Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng: nếu không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu (khoản 6 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP);
  • Phải có sự thỏa thuận của vợ chồng khi xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng.
  • Nếu nhà ở thuộc SỞ HỮU RIÊNG của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng (Điều 31 Luật Hôn nhân gia đình 2014).

Trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện yêu cầu tại Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai với gia đình chồng:

  1. Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án;
  2. Thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án;
  3. Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Xảy ra tranh chấp bất động sản khi ly hôn thì giải quyết như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục tạm ngừng kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM; thành lập công ty…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ chứng minh trong việc chia tài sản vợ chồng có bắt buộc không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì: “Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.

Thời hạn giải quyết tranh chấp bất động sản khi ly hôn là bao lâu?

Thời gian giải quyết vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn vào khoảng 4 tháng đến 6 tháng, tùy thuộc vào đối tượng tài sản và mức độ phức tạp của vụ án

Phân chia tài sản của vợ chồng tự thỏa thuận được không?

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ưu tiên việc vợ chồng có thể thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung, nếu thỏa thuận không rõ ràng hoặc không thảo thuận được thì mới áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết. Sau khi việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn hoàn tất, tài sản chung sau khi chia trở thành tài sản riêng của mỗi bên và chấm dứt toàn bộ quyền và nghĩa vụ chung, phần tài sản đã chia sẽ chịu sự điều chỉnh bởi các quy định pháp luật về tài sản sở hữu riêng.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.