Thủ tục làm lại con dấu công ty bị hỏng như thế nào?

29/08/2022
Thủ tục làm lại con dấu công ty bị hỏng như thế nào
645
Views

Con dấu giữ vai trò quan trọng thể hiện dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng con dấu có thể bị bào mòn, hỏng, biến dạng. Do đó đặt ra nhu cầu làm lại con dấu, nhưng thủ tục làm lại được thực hiện như thế nào không phải ai cũng nắm được. Để giải đáp, Luật sư 247 gửi tới bạn đọc bài viết “Thủ tục làm lại con dấu công ty bị hỏng mới nhất” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

Quy định về con dấu của công ty

Hình thức con dấu của doanh nghiệp

Dấu của doanh nghiệp bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Như vậy, dấu của doanh nghiệp tồn tại dưới 2 hình thức bao gồm:

  • Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;
  • Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Luật doanh nghiệp 2020 đã chính thức công nhận chữ ký số là dấu của doanh nghiệp. Đây là nội dung hoàn toàn mới so với quy định trước đây. “Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp dùng để ký thay cho chữ kí trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện trong các giao dịch điện tử qua mạng internet.

Việc đưa chữ ký điện tử làm dấu của doanh nghiệp góp phần giúp doanh nghiệp có thêm lựa chọn trong việc sử dụng dấu thay vì chỉ sử dụng con dấu khắc như hiện nay.

Thủ tục làm lại con dấu công ty bị hỏng theo quy định mới nhất
Thủ tục làm lại con dấu công ty bị hỏng theo quy định mới nhất

Chế độ quản lý con dấu của công ty

Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ được toàn quyền quyết định về con dấu của công ty mình sử dụng mà không chịu ràng buộc bởi quy định pháp luật.

Nội dung quy định mới này không phải yêu cầu bắt buộc như luật cũ là: “Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:a) Tên doanh nghiệp, b) Mã số doanh nghiệp”. Do vậy doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về loại dấu, hình thức, số lượng con dấu mà không phải có những nội dung bắt buộc như luật cũ.

Thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng và thay đổi liên quan đến quản lý, lưu trữ, sử dụng

Doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu. Đây được là một quy định mới, tiến bộ trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp.

Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Theo đó, việc quản lý và lưu giữ con dấu còn được thực hiện theo quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.

Thủ tục làm lại con dấu công ty bị hỏng

Như vậy, theo Luật doanh nghiệp 2020 quy định, khi con dấu công ty bị hỏng thì công ty chỉ cần làm lại con dấu và sử dụng như con dấu đã bị hỏng mà không phải làm hồ sơ đăng ký lại mẫu con dấu.

Ý nghĩa của quy định mới về con dấu của doanh nghiệp

Quy định này giúp doanh nghiệp đỡ được phiền hà, tốn kém về tiền bạc và thời gian, đồng thời phù hợp với xu thế hội nhập chung. Đây cũng là vấn đề được công đồng doanh nghiệp quan tâm và đồng tình vì đã giảm cho họ gánh nặng xin cấp phép, xác nhận hoặc chấp thuận với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quy định mới giúp các công ty đi vào hoạt động thuận tiện dễ dàng hơn. Doanh nghiệp được sử dụng nhiều con dấu cho nhiều địa điểm hoạt động kinh doanh. Do vậy rút ngắn thời gian giao dịch vơi khách hàng đối tác mà không phải chờ đợi văn bản được gửi qua lại giữa các địa điểm hoạt động của công ty.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Thủ tục làm lại con dấu công ty bị hỏng mới nhất” . Chúng tôi hi vọng với bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn các quy định pháp luật để áp dụng trong thực tiễn. Nếu quý khách còn chưa rõ nội dung nào hay có những thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ công chứng tại nhà, thủ tục làm lại con dấu công ty bị hỏng, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế,… để được giải đáp quý khách vui lòng liên hệ: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Nội dung và hình thức của con dấu theo Luật doanh nghiệp 2020 có gì thay đổi so với 2014?

Luật doanh nghiệp 2014 quy định Nội dung con dấu phải thể hiện được các thông tin: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp; Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác) và mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước
Luật doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định về nội dung con dấu, bỏ quy định về hình thức con dấu, giao toàn quyền cho doanh nghiệp trong việc quyết định về nội dung và hình thức của con dấu. 

Doanh nghiệp quyết định hình thức con dấu như thế nào?

– Hình dáng: Con dấu có thể có hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình thang, hình thoi, hình elip hay các hình đa giác khác. Con dấu có thể có hình logo, slogan công ty mình.
– Màu sắc: Con dấu có thể sử dụng bất kỳ màu mực gì: Xanh, đỏ, hay tím cũng được
– Kích thước: Con dấu có thể nhỏ hay to đều được.
Thủ tục làm lại con dấu công ty bị hỏng theo quy định mới nhất

Năm 2022, khi thay đổi dấu công ty có phải công bố mẫu dấu mới trên Công thông tin quốc gia về Doanh nghiệp không?

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định trước khi sử dụng doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng kí kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Do đó, doanh nghiệp có thể hoàn toàn sử dụng con dấu mà không cần phải thực hiện thêm thủ tục nào khác. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.