Đòi nợ trên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không?

22/08/2022
Đòi nợ trên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không?
377
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi có vay bạn tôi 10 triệu đồng, trong thời hạn là 4 tháng, tuy nhiên tôi gắp khó khăn về tài chính nên không thể trả đúng hạn và đã khất bạn tôi. Bạn tôi không chấp nhận và có đăng bài đòi nợ tôi trên Facebook nói tôi lừa đảo, nói số tiền nợ chênh lên rất nhiều… Tôi có yêu cầu gỡ bài nhưng họ không chịu. Tôi có thắc mắc rằng hành vi đòi nợ trên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không? Hành vi bạn tôi đăng xúc phạm tôi như vậy có bị phạt hay truy cứu trách nhiệm hình sự không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Đòi nợ trên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không?

Tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định người sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP cũng quy định:

Các hành vi bị cấm

  1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
    a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
    b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
    c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp Luật quy định;
    d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
    đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
    e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Như vậy người sử dụng mạng xã hội không được lợi dụng việc cung cấp, sử dụng mạng xã hội để thực hiện các mục đích mà pháp luật nghiêm cấm như đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

Đòi nợ trên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không?
Đòi nợ trên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không?

Như thông tin chị cung cấp, người này đã đăng nội dung với lời lẽ xúc phạm, thông tin không chính xác về số nợ, gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của chị là có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Hành vi xúc phạm người khác trên mạng xã hội bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?

Việc bạn của chị có hành vi đăng bài xúc phạm, cung cấp thông tin không chính xác gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của chị sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) như sau:

Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
    a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Lưu ý: Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức xử phạt vi phạm hành chính được nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Theo đó hành vi này của người bạn đó có thể bị phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng và buộc gỡ bỏ thông tin đã đăng tải.

Hành vi xúc phạm người khác trên mạng xã hội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì người có hành vi đăng bài xúc phạm, cung cấp thông tin không chính xác gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (Được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ 

Trên đây là quan điểm của Luật Sư 247 về “Đòi nợ trên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không?“.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Người sử dụng mạng xã hội có những quyền và nghĩa vụ gì?

Điều 26 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định người sử dụng dịch vụ mạng xã hội như sau:
Ngoài quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định này, người sử dụng dịch vụ mạng xã hội còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hội trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật.
2. Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp Luật.
3. Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
4. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.

Mạng xã hội có đặc điểm gì?

– Mạng xã hội là nền tảng trên Internet.
– Người dùng trên mạng xã hội phải có tài khoản và hồ sơ riêng.
– Mạng xã hội tạo ra các liên kết thông qua các tài khoản ảo do người dùng tạo ra.
– Mọi nội dung trên mạng xã hội đều do chính người dùng sáng tạo ra

Tác hại của mạng xã hội như thế nào?

– Làm giảm tương tác giữa người với người;
– Tăng mong muốn gây chú ý;
– Xao lãng mục tiêu cá nhân;
– Có thể dẫn đến nguy cơ trầm cảm;
– Mất hứng thú dẫn đến giết chết sự sáng tạo;
– Có xu hướng báo lực trên môi trường mạng;
– Giảm tương tác trực tiếp dẫn đến đổ vỡ tình cảm;
– Tạo thói quen so sánh bản thân với người khác;
– Gây ra chứng mất ngủ;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.