Xin chào Luật sư 247. Tôi có thành lập một công ty kinh doanh vật liệu xây dựng, tuy nhiên do kinh doanh không hiệu quả nên đã thực hiện thủ tục phá sản theo quy định pháp luật. Tôi có thắc mắc rằng công ty phá sản thì sau bao lâu được thành lập công ty mới? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Khi nào một doanh nghiệp bị coi là phá sản?
Để biết doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản khi nào thì cần biết được một doanh nghiệp khi nào bị coi là phá sản. Căn cứ theo Luật Phá sản năm 2014 quy định về doanh nghiệp phá sản như sau:
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Như vậy, một doanh nghiệp được coi là phá sản khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện.
Thứ nhất, doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán
Thứ hai, doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Vậy, do chưa có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án nhân dân có thẩm quyền, doanh nghiệp của bạn chưa thể coi là bị phá sản.
Công ty cổ phần không trả lương thì nhân viên có quyền yêu cầu tòa mở thủ tục phá sản công ty không?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động và tổ chức đại diện người lao động như sau:
“Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”
Theo đó, khi công ty cổ phần nợ lương nhân viên quá 03 tháng thì nhân viên, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty cổ phần mà họ làm việc.
Công ty phá sản thì sau bao lâu được thành lập công ty mới?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 130 Luật Phá sản 2014 thì người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản nếu cố ý thực hiện các hành vi sau thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản:
- Không thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau:
- Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
- Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;
- Từ bỏ quyền đòi nợ;
- Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Theo quy định trên đây thì chỉ người quản lý công ty thực hiện các hành vi nêu trên thì sẽ bị cấm thành lập công ty mới trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản. Nếu như bạn không thực hiện những hành vi nêu trên mà tuân thủ theo quy định mở thủ tục phá sản thì bạn không bị cấm thành lập công ty mới trong thời hạn 03 năm.
Chủ nợ có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty cổ phần khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ như sau:
“Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”
Theo đó, sau khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì chủ nợ bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty cổ phần.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Giải thể và phá sản doanh nghiệp theo quy định?
- Điều kiện và thủ tục phá sản doanh nghiệp
- Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp phá sản.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Công ty phá sản thì sau bao lâu được thành lập công ty mới?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: tờ khai trích lục hộ tịch, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833.102.102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật thì trường hợp không cần trả nợ lương cho nhân viên khi người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án; Hoặc người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
Khi đáp ứng các điều kiện phá sản của doanh nghiệp nộp đơn. Lúc này, Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.
Chi phí phá sản;
Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.