Quy định của pháp luật về văn bản công chứng như thế nào?

22/08/2022
1080
Views

Xin chào Luật sư. Tôi tên là Thanh Huyền. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Quy định của pháp luật về văn bản công chứng? Quy định cấp bản sao văn bản công chứng theo Luật công chứng? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý Luật sư.

Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư 247:

Căn cứ pháp luật

Luật Công chứng năm 2014

Khái niệm về công chứng

Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định: Công chứng là việc công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Hợp đồng, giao dịch bằng văn bản đã được công chứng theo quy định của Luật Công chứng 2014 gọi là văn bản công chứng.

Như vậy ta có thể hiểu theo một cách đơn giản thì công chứng là việc công chứng viên chứng thực cho các chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự để giao kết hợp đồng hoặc thực hiện việc ủy quyền công việc theo nội dung đã được thỏa thuận và việc công chứng của công chứng viên giống như một bên thứ ba đứng ra làm chứng về nội dung giao dịch giữa các chủ thể tham gia tại thời điểm công chứng.

Quy định của pháp luật về văn bản công chứng

Theo quy định hiện hành những loại giấy tờ sau đây cần bắt buộc thực hiện việc công chứng như sau:

+ Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

+ Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sửu dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng nông nghiệp;

+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

+ Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

+ Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng.

+ Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng

+ Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với cây lâu năm

+ Văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng

+ Di chúc bằng văn bản

+ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ.

+ Văn bản xác nhận lựa chọn người giám hộ

+ Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân

+ Hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

+ Di chúc miệng được ghi lại bởi người làm chứng trong thời hạn 05 ngày

+ Thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng

+ Văn bản thỏa thuận tài sản khi kết hôn

+ Thỏa thuận về việc mang thai hộ

+ Văn bản uỷ quyền cho nhau về việc thoả thuận mang thai hộ

+ Văn bản thoả thuận về việc chia tài sản chung vợ chồng

+ Bản sao hợp đồng cho thuê doanh nghiệp

Quy định của pháp luật về văn bản công chứng
Quy định của pháp luật về văn bản công chứng

Quy định cấp bản sao văn bản công chứng theo Luật công chứng

Căn cứ theo quy định tại điều 65. Cấp bản sao văn bản công chứng Luật công chứng 2018 quy định cụ thể: 

1. Việc cấp bản sao văn bản công chứng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 64 của Luật này;

b) Theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.

2. Việc cấp bản sao văn bản công chứng do tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ bản chính văn bản công chứng đó thực hiện.

Căn cứ dựa trên quy định này chúng ta có thể thấy cấp bản sao văn bản công chứng được thực hiện trong các trường hợp cụ thể được hiểu là bản sao được là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung trong sổ gốc còn bản photo công chứng lại là bản sao từ bản chính được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận tính chính xác so với bản chính, bản sao công chứng thực chất là hoạt động chứng thực bản sao từ bản chính, nói cách khác bản photo công chứng chính là bản sao từ bản chính được chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Trong các trường hợp cung cấp bản sao văn bản công chứng do cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cung cấp để  phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm cung cấp bản sao văn bản công chứng và các giấy tờ khác có liên quan. hay với mục đích để có thể đối chiếu bản sao với bản chính trong hoạt động như đã nêu thì cá nhân cần cung cấp bản sao văn bản công chứng cho cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết vụ việc.

Ngoài ra pháp luật còn đưa ra quy định trường hợp phải cung cấp bản sao văn bản công chứng đối với các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng khi có yêu cầu của họ. lúc này có thể thấy bản sao có giá trị chứng minh cho hợp đồng hay giao dịch dân sự rất lớn vì có bản sao là bằng chứng xác thực một nội dung nào đó có thể chứng minh khi bản chính đã cũ, mờ …

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quy định của pháp luật về văn bản công chứng“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra, để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Có thể bạn quan tâm

Các câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc chuyển đổi Phòng công chứng

Điều 4 Nghị định 29/2015 NĐ-CP quy định như sau:
1. Văn phòng công chứng được thành lập từ việc chuyển đổi Phòng công chứng phải kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và tiếp nhận toàn bộ hồ sơ công chứng của Phòng công chứng đó.
2. Bảo đảm chế độ, chính sách đối với công chứng viên, viên chức, người lao động sau khi Phòng công chứng chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về viên chức và pháp luật về lao động.
3. Văn phòng công chứng được thành lập từ việc chuyển đổi Phòng công chứng phải ký hợp đồng lao động với công chứng viên, viên chức, người lao động của Phòng công chứng đó, trừ trường hợp những người này không có nhu cầu tiếp tục làm việc tại Văn phòng công chứng. Nội dung, thời hạn, điều kiện hợp đồng được thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Bảo đảm tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước đang do Phòng công chứng quản lý, sử dụng được xử lý theo đúng quy định của pháp luật, không bị thất thoát trong quá trình chuyển đổi.

Các trường hợp chuyển đổi Phòng công chứng

Điều 5 Nghị định 29/2015 NĐ-CP quy định như sau:
1. Các địa bàn cấp huyện đã thành lập đủ số tổ chức hành nghề công chứng theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và số lượng Văn phòng công chứng nhiều hơn số lượng Phòng công chứng.
2. Các địa bàn cấp huyện chưa thành lập đủ số tổ chức hành nghề công chứng theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng có ít nhất 02 Văn phòng công chứng đã hoạt động ổn định từ 02 năm trở lên, kể từ ngày đăng ký hoạt động.

Xử lý tài sản của Phòng công chứng được chuyển đổi

Điều 12 Nghị định 29/2015 NĐ-CP quy định như sau:
1. Việc xử lý tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước đang do Phòng công chứng quản lý, sử dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều này.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.