Tổ chức cá độ bóng đá bị phạt như thế nào?

18/08/2022
Tổ chức cá độ bóng đá bị phạt như thế nào?
950
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Văn Hoàng B, vừa rồi tôi có tham gia vào cá độ bóng đá giữa 2 người bạn khác của tôi và đã bị lực lượng chức năng phát hiện hành vi này cũng như bắt cả 3 người. Vậy nên tôi có câu hỏi như sau Tổ chức cá độ bóng đá bị phạt như thế nào?. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Tổ chức cá độ bóng đá bị phạt như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Cá độ bóng đá có phải là hành vi đánh bạc

“Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Các hành vi đánh bạc bao gồm: xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa…

Như vậy, cá độ bóng đá là hành vi đánh bạc trái phép.

Xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc

Có rất nhiều hành vi được coi là đánh bạc, trong đó có hành vi cá độ bóng đá, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

a) Làm chủ lô, đề;

b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Căn cứ theo điểm c, khoản 2, điều 26, Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi “Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao” sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Tổ chức cá độ bóng đá bị phạt như thế nào?
Tổ chức cá độ bóng đá bị phạt như thế nào?

Xử lý hình sự về tội đánh bạc

Tội đánh bạc được quy định tại điều 321, Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Và Luật sửa đổi có quy định như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13

120. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 321 như sau:

“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”.

Như vậy đối với hành vi cá độ bóng đá sẽ được tính với tổng số tiền như sau:

Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa… (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa… trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.

Như vậy hành ví cá độ bóng đá với số tiền hoặc hiện vật từ 5.000.000 đồng trở lên sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Tổ chức cá độ bóng đá bị phạt như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Các dấu hiệu để nhận biết bán độ trong bóng đá?

Bao gồm các hành vi sau đây của các cầu thủ tham gia trận bóng:
+ Những kẻ tấn công muốn ghi bàn không nhờ đến sự trợ giúp của đồng đội. Thay vào đó, người này luôn tự mình đối mặt với hàng phòng ngự của đối phương.
+ Khi nhận được đường truyền bóng đẹp, cầu thủ bán độ vẫn sẽ thường xuyên nhận hỏng, không tiếp xúc bóng tốt.
+ Hành vi cố ý khiêu khích đối với trọng tài.
+ Ném bóng và sút bóng bất thường.
+ Chơi bóng dài thay vì bóng ngắn dù không đem lại hiệu quả.
+ Dễ mất bóng hơn bình thường.
+ Bỏ lỡ nhiều cơ hội ghi bàn.
+ Một số hành vi khác gây ảnh hưởng đến kết quả trận bóng.

Cá độ bóng đá gồm các hình thức nào?

Đặt cược trực tiếp ăn thua bằng tiền giữa những người xem tại một trận bóng thông qua người môi giới, người tổ chức cá cược.
Mở tài khoản đăng nhập trực tiếp qua các website, ứng dụng trên internet để cá cược.

Cá cược bóng đá là gì?

Cá cược (cá độ) bóng đá là hành vi dùng tiền hay tài sản khác để đánh cuộc về việc phỏng đoán kết quả của một trận thi đấu bóng đá sắp diễn ra hoặc đang diễn ra nhưng chưa kết thúc hay chưa có kết quả chung cuộc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.