Xét xử kín trong tố tụng dân sự như thế nào?

18/08/2022
Xét xử kín trong tố tụng dân sự?
738
Views

Trước đây, chúng ta đã phải nghe về nhiều vụ án được giữ bí mật, đặc biệt là những vụ liên quan đến người dưới 18 tuổi. Vậy chính xác xét xử kín trong tố tụng dân sự được áp dụng trong những trường hợp nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247.

Cơ sở pháp lý

Xét xử kín là gì?

Xét xử kín được hiểu là không phải tất cả mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa như trường hợp xét xử công khai, nhưng phải tuyên án công khai.

Trong phiên tòa xét xử kín, chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng do Hội đồng xét xử triệu tập nếu xét thấy cần thiết. Còn lại, không một ai khác được ở lại phòng xét xử để theo dõi diễn biến phiên tòa, kể cả nhà báo hay người thân của bị cáo, đương sự.

Hiến pháp năm 2013 quy định về nguyên tắc xét xử tại Điều 103, trong đó nêu rõ:

“Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”.

Sẽ khác với những phiên xét xử công khai thông thường, những người không liên quan đến việc xét xử, nhà báo hay người thân của đương sự, bị cáo sẽ không được tham gia phiên xét xử kín này. 

Xét xử kín trong tố tụng dân sự?
Xét xử kín trong tố tụng dân sự?

Xét xử kín trong tố tụng dân sự?

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, Điều 25 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định:

“Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”.

Theo quy định này, có 3 trường hợp Tòa sẽ xét xử kín: 

Thứ nhất, nếu Tòa xét thấy cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục. Các vụ án điển hình cho trường hợp xét xử kín này xuất phát từ các vụ án liên quan đến Làm sai quy định nhà nước gây thất thoát ngân sách, tham nhũng,…..Vì nó liên quan đến việc giữ bí mật nhà nước. 

Thứ hai, xét thấy phải bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi. Các vụ án điển hình thường là các vụ án về hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm, dâm ô,…. Vì những vụ án này thường ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân trong giai đoạn chưa phát triển về tinh thần.

Thứ ba, xuất phát từ quyền giữ kín bí mật đời tư của chính đương sự. Trong một số trường hợp, yêu cầu được xét xử kín cũng là căn cứ để Tòa xét xử kín vụ án. 

Nếu vụ án thuộc trường hợp được xét xử kín như nêu trên, đương sự có quyền gửi đơn đến tòa án xét xử vụ án đó để yêu cầu xử kín. Trên cơ sở yêu cầu của đương sự, Tòa án sẽ xem xét, quyết định và khi đưa vụ án ra xét xử, Tòa sẽ ghi rõ hình thức xét xử là công khai hoặc xử kín.

Tuy nhiên, hiện nay, khái niệm “thuần phong mỹ tục” và “bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự” vẫn chưa được hướng dẫn, giải thích cụ thể để áp dụng thống nhất.

Theo quy định này, để tránh trình bày toàn bộ tình tiết của vụ án, làm ảnh hưởng tới bí mật nhà nước, bí mật đời tư, ảnh hưởng tới việc bảo vệ cho người dưới 18 tuổi…,

Xét xử kín nhưng bản án phải công khai

Tuy quá trình xét xử phải kín nhưng mà bản án phải được công khai cho mọi người. Song, bản án cũng thường chỉ được công khai phần quyết định bởi lẽ, việc công bố toàn bộ bản án sẽ trình bày hết các tình tiết vụ án. Điều này sẽ khó bảo vệ được bí mật nhà nước, bí mật đời tư và quyền lợi của người dưới 18 tuổi, trái với nguyên tắc việc xét xử kín. Cụ thể, tại Điều 327 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định:

Điều 327. Tuyên án

Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.

Theo đó, phần tuyên án công khai nêu họ tên các bị cáo, tội danh và mức hình phạt cụ thể đối với từng bị cáo.

Vụ án hình sự khi xét xử kín phải tuyên án công khai. Cụ thể, Điều 327 BLTTHS 2015 quy định: Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án, sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.

Điều này được hiểu rằng phần tuyên án công khai này sẽ chỉ nêu họ tên các bị cáo, tội danh bị kết án và mức hình phạt cụ thể đối với từng bị cáo, không công bố nội dung vụ án cũng như hành vi phạm tội của các bị cáo để đảm bảo các yêu cầu tại Điều 25 kể trên.

Quy định về việc tuyên án công khai này nhằm đảm bảo phán quyết của Tòa án phải được công khai để từ đó giúp nhân dân giám sát và kiểm tra tính khách quan, minh bạch của phán quyết.

Bên cạnh đó, điều này nhằm giáo dục ý thức pháp luật, tuyên truyền pháp luật cho nhân dân bởi, thông qua hoạt động xét xử công khai mọi người nhận thức được rằng bất cứ sự việc vi phạm pháp luật nào đều bị xử lí theo pháp luật, thể hiện tính răn đe và mục đích phòng ngừa chung đến xã hội.

Xử kín trong vụ án có người dưới 18 tuổi

Nguyên tắc

Theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì cần tuân theo một số nguyên tắc sau:

– Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi, nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội

– Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Khung hình phạt cao nhất dành cho nhóm đối tượng này là 18 năm tù giam.

– Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa

Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định nguyên tắc xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

Điều 414. Nguyên tắc tiến hành tố tụng

1. Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.

2. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi.

3. Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt.

4. Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi.

5. Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi.

6. Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

7. Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi.

Xử kín trong các vụ án có người dưới 18 tuổi phạm tội

Thẩm quyền xét xử vụ án có người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc về Tòa gia đình và người chưa thành niên. Theo đó, yêu cầu đối với phiên tòa xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội gồm:

– Phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi theo đúng quy định tại Điều 3 Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về phòng xử án

– Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân, không mặc áo choàng.

– Không xét xử lưu động đối với vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi

– Nếu có yêu cầu của người dưới 18 tuổi, người đại diện của họ hoặc để giữ bí mật đời tư, bảo vệ người dưới 18 tuổi thì Tòa án cũng có thể xét xử kín nhưng phải đọc phần quyết định trong bản án.

Ngoài ra Điều 423 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định tại phiên tòa xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội phải có mặt người đại diện của họ, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi người này học tập, sinh hoạt.

Phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có mặt người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về  Xét xử kín trong tố tụng dân sự?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; mẫu thông báo phát hành hóa đơn điện tử; cách tra số mã số thuế cá nhân; lệ phí đăng ký lại khai sinh hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Những ai được tham gia phiên tòa xét xử kín vụ án hình sự?

Trong phiên tòa xét xử kín, chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà và những người tham gia tố tụng cần thiết khác được Tòa án triệu tập đến. Không một ai khác được ở lại phòng xét xử để theo dõi diễn biến phiên tòa; kể cả nhà báo hay người thân của đương sự.

Theo quy định của pháp luật xét xử kín được tiến hành trong các trường hợp nào?

Theo quy định của pháp luật, có thể tiến hành xét xử kín trong các trường hợp sau đây:
– Giữ bí mật nhà nước;
– Giữ thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
– Bảo vệ người dưới 18 tuổi;
– Giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự.

Quy định về xét xử kín tại Hiến pháp 2013?

Tại khoản 2 Điều 31: “2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.”
Tại khoản 3 Điều 103: “3. Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.