Việc kiểm tra, giám sát hải quan có áp dụng đối với hàng hóa biếu tặng không?

17/08/2022
565
Views

Xin chào luật sư. Người nhà tôi ở nước ngoài có gửi về tặng tôi một số đồ dùng thực phẩm chức năng. Giá trị các sản phẩm này vào khoảng 10 triệu đồng. Vậy cho hỏi với các hàng hóa là quà biếu tặng có bị kiểm tra giám sát hải quan không? Nếu có thì tôi phải làm thủ tục hải quan với hàng hóa biếu tặng như thế nào? Tôi có phải nộp thuế với các quà biếu tặng đó không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Theo nguyên tắc các hàng hóa khi qua các khu vực hải quan thì đều bị kiểm tra và phải làm thủ tục thông quan với các hàng hóa đó mới có thể ra hoặc vào một lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên với một số hàng hóa sẽ được miễn thủ tục hải quan. Vậy có kiểm tra, giám sát hải quan với hàng hóa biếu tặng không? Quy định về thủ tục thông quan hàng hóa như thế nào? Hàng hóa biếu tặng có phải nộp thuế không? Để giải đáp vấn đề này,  Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Việc kiểm tra, giám sát hải quan có áp dụng đối với hàng hóa biếu tặng không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về việc kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa

Kiểm tra, giám sát hải quan là gì?

Khái niệm về kiểm tra và giám sát hải quan được quy định tại Khoản 12 và Khoản 5 Điều 4 Luật hải quan 2014 như sau:

Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.

Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.

Trong đó hoạt động giám sát hải quan được quy định tại Điều 38 Luật này như sau:

“Điều 38. Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan

1. Đối tượng giám sát hải quan gồm hàng hóa, phương tiện vận tải, phương tiện vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.

2. Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây:

a) Niêm phong hải quan;

b) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;

c) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.

3. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.

4. Thời gian giám sát hải quan:

a) Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;

b) Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;

c) Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;

d) Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này.”

Theo đó kiểm tra, giám sát hải quan là các hoạt động nhằm bảo đảm sự quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Các hàng hóa thông quan đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, đúng tuyến vận chuyển, tránh các hành vi vi phạm trong hoạt động đưa vào và xuất hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Địa bàn tiến hành hoạt động hải quan

Việc kiểm tra, giám sát hải quan sẽ được thực hiện trên địa bàn hải quan. Theo Điều 7 Luật hải quan 2014 quy định về địa bàn hải quan như sau:

“1. Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:

a) Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;

b) Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.”

Cụ thể về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan được quy định tại Chương II Nghị định 01/2015/NĐ-CP.

Nguyên tắc tiến hành kiểm tra, giám sát hải quan

Trên cơ sở đó, hoạt động kiểm tra giám sát cần được thực hiện theo nguyên tắc. Điều 16 Luật Hải quan 2014 có quy định về nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan như sau:

“1. Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.

2. Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

3. Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.

4. Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật.

5. Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh”.

Hàng hóa là quà biếu, tặng có bị kiểm tra, giám sát hải quan hay không?

Việc kiểm tra giám sát hải quan có áp dụng đối với hàng hóa biếu tặng không?
Việc kiểm tra giám sát hải quan có áp dụng đối với hàng hóa biếu tặng không?

Căn cứ Điều 49 Luật Hải quan 2014 có quy định về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa là quà biếu, tặng như sau:

1. Hàng hóa là quà biếu, tặng phải được làm thủ tục hải quan; nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện.

Nghiêm cấm việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, tặng thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

2. Định mức hàng hóa là quà biếu, tặng được miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

Như vậy, theo quy định như trên, hàng hóa biếu tặng vẫn sẽ bị kiểm tra, giám sát hải quan và phải tuân thủ các quy định về hải quan như trên.

Làm thủ tục hải quan với hàng hóa là quà biếu tặng như thế nào?

Thủ tục hải quan với hàng hóa là quà biếu tặng sẽ được thực hiện tương tự như các hàng hóa khác theo Điều 21 Luật hải quan 2014. Theo đó:

Hồ sơ chuẩn bị

Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan;

– Văn bản thỏa thuận biếu tặng trong trường hợp người nhận quà tặng là tổ chức. Trong đó có 1 bản chụp chứng thực, có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức nhận quà tặng.

– Người nhận quà tặng là cá nhân có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là quà biếu tặng. Các thông tin về tên, địa chỉ người tặng, người nhận quà biếu tặng ở nước ngoài. Và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai.

– Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc miễn thuế đối với quà biếu tặng vượt định mức miễn thuế. (1 bản chính)

– Văn bản của cơ quan chủ cấp trên về việc cho phép tiếp nhận để sử dụng hàng hóa miễn thuế. Hoặc văn bản chứng minh tổ chức được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động đối với quà biếu tặng cho cơ quan, tổ chức được Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động. (1 bản chính)

– Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Hoặc bộ, ngành chủ quản đối với quà biếu tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện. (1 bản chính)

Trình tự làm thủ tục hải quan

Người kê khai hải quan có thể tham khảo thủ tục hải quan sau đây:

Bước 1: Người khai hải quan khai và nộp hồ sơ hải quan

Bước 2: Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra chi tiết hồ sơ.

Bước 3: Căn cứ hồ sơ quy định, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa quà biếu tặng do Lãnh đạo Chi cục hải quan quyết định theo nguyên tắc kiểm tra quy định tại Luật Hải quan

Thuế, lệ phí và các khoản phải nộp khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bước 4: Thông quan hàng hóa là quà biếu tặng

Hàng hóa là quà biếu tặng có phải nộp thuế?

Quy định về nộp thuế với hàng hóa là quà biếu tặng

Đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam được xét miễn thuế. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016 :

2. Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.

Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng có số lượng hoặc trị giá vượt quá định mức miễn thuế phải nộp thuế đối với phần vượt, trừ trường hợp đơn vị nhận là cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc trường hợp vì Mục đích nhân đạo, từ thiện.”

Theo quy định này, đối với các hàng hóa là quà biếu tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và ngược lại hoặc người Việt Nam đang định cư, sinh sống và làm việc tại nước ngoài sẽ được xét miễn thuế trong trường hợp giá trị khối lượng của hàng hóa đó không vượt quá định mức miễn thuế theo quy định. Đồng thời hàng hóa đó phải là những mặt hàng không thuộc danh mục bị cấm hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu và không thuộc mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp quà tặng cho, hoặc biếu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng).

Định mức hàng hóa biếu tặng được miễn thuế

Định mức hàng hóa biếu tăng được miễn thuế theo Điều 5 theo Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg. Căn cứ Khoản 1, 2 Điều này quy định như sau:

Điều 5. Định mức quà biếu, quà tặng miễn thuế

1. Quà biếu, quà tặng miễn thuế quy định tại Điều này là những mặt hàng không thuộc danh mục mặt hàng cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và không thuộc danh mục mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ quà biếu, quà tặng để phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng) theo quy định của pháp luật.

2. Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho cá nhân Việt Nam; quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân Việt Nam cho cá nhân ở nước ngoài có trị giá không vượt quá 2.000.000 (hai triệu) đồng hoặc có trị giá hàng hóa vượt quá 2.000.000 (hai triệu) đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 200.000 (hai trăm nghìn) đồng được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và không chịu thuế giá trị gia tăng.

….

Giá trị quà tặng của bạn là khoảng 10 triệu đồng, vượt mức 2.000.000 theo quy định. Do đó bạn sẽ phải nộp thuế đối với phần vượt tương ứng với giá trị hàng hóa là 8.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Việc kiểm tra, giám sát hải quan có áp dụng đối với hàng hóa biếu tặng không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; hoặc muốn tham khảo thủ tục khai quyết toán thuế tncn cũng như các vấn đề pháp lý khác về thuế thu nhập cá nhân; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Có được khai hải quan trực tuyến không?

Căn cứ Điều 30 Luật hải quan 2014 quy định về đăng ký tờ khai hải quan:
1. Phương thức đăng ký tờ khai hải quan được quy định như sau:
a) Tờ khai hải quan điện tử được đăng ký theo phương thức điện tử;
b) Tờ khai hải quan giấy được đăng ký trực tiếp tại cơ quan hải quan.
2. Tờ khai hải quan được đăng ký sau khi cơ quan hải quan chấp nhận việc khai của người khai hải quan. Thời điểm đăng ký được ghi trên tờ khai hải quan.
Trường hợp không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan, cơ quan hải quan thông báo lý do bằng văn bản giấy hoặc qua phương thức điện tử cho người khai hải quan biết.
Do đó bạn hoàn toàn có thể thực hiện khai hải quan trực tuyến trên cổng thông tin của Bộ công thương theo quy định.

Đối tượng nào phải làm thủ tục hải quan?

Đối tượng phải làm thủ tục hải quan bao gồm:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, văn hóa phẩm, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan;
b) Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Việc kiểm tra, giám sát hải quan tại cảng hàng không quốc tế được thực hiện ở khu vực nào?

Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không có vận chuyển quốc tế bao gồm:
1. Khu vực nhà ga hành khách, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Khu vực cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế.
3. Khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển qua đường hàng không; kho lưu giữ hàng hóa, hành lý ký gửi, kho lưu giữ hàng hóa, hành lý thất lạc của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh.
4. Khu vực sân đỗ tàu bay.
5. Khu vực chứa và cấp nhiên liệu; khu vực thiết bị phục vụ mặt đất, khu vực sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
6. Đường công vụ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.