Khai sai đơn giá trên tờ khai hải quan bị xử lý như thế nào?

31/07/2022
Khai sai đơn giá trên tờ khai hải quan bị xử lý như thế nào?
762
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc khai sai đơn giá trên tờ khai hải quan bị xử lý như thế nào?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khi muốn xuất hoặc nhập hàng hoá vào Việt Nam bạn cần tiến hành khai báo thông tin về hàng hoá mà bạn dự định xuất hoặc nhập vào Việt Nam thông qua tờ khai hải quan. Việc sai đơn giá ghi trên tờ khai hải quan là một hành vi vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng. Vậy hành vi khai sai đơn giá trên tờ khai hải quan bị xử lý như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc khai sai đơn giá trên tờ khai hải quan bị xử lý như thế nào? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan

– Người khai hải quan có quyền:

a) Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan;

b) Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa khi đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho cơ quan hải quan;

c) Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để bảo đảm việc khai hải quan được chính xác;

d) Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan;

đ) Sử dụng hồ sơ hải quan để thông quan hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, thực hiện các thủ tục có liên quan với các cơ quan khác theo quy định của pháp luật;

e) Khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan;

g) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

– Người khai hải quan là chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải có nghĩa vụ:

a) Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này;

b) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin để cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan;

d) Thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải;

đ) Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thông quan trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy định; xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra theo quy định tại các điều 32, 79 và 80 của Luật Hải quan.

e) Bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

g) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Người khai hải quan là đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 2 Điều này trong phạm vi được ủy quyền. Người khai hải quan là người điều khiển phương tiện vận tải thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, e và g khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan.

Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Việc áp dụng các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về hải quan được thực hiện như sau:

Hàng hoá, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ Việt Nam do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng thì phải thực hiện việc thông báo với Chi cục Hải quan hoặc Đội Kiểm soát hoặc Hải đội kiểm soát trên biển hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố, chính quyền địa phương nơi gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật chậm nhất không quá 03 ngày, kể từ ngày đưa hàng hoá, phương tiện vận tải vào lãnh thổ Việt Nam.

Trường hợp không thông báo sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Việc xác định sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng thực hiện theo quy định tại khoản 13, khoản 14 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Việc thông báo nhầm lẫn phải được người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp thực hiện bằng văn bản, nêu rõ lý do gửi cho cơ quan hải quan kèm theo các chứng từ liên quan đến việc nhầm lẫn trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá; được Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan chấp nhận. Việc từ chối chấp nhận nhầm lẫn của cơ quan hải quan phải được thực hiện bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.

Khai sai đơn giá trên tờ khai hải quan bị xử lý như thế nào?
Khai sai đơn giá trên tờ khai hải quan bị xử lý như thế nào?

Trường hợp có căn cứ xác định có sự thông đồng giữa người gửi hàng, người nhận hàng và/hoặc người vận chuyển để trốn thuế, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới hoặc buôn lậu thì cơ quan hải quan có quyền từ chối chấp nhận nhầm lẫn.

Quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa được thể hiện bằng việc phân luồng tờ khai hàng hóa của hệ thống xử lý dữ liệu hoặc bằng phê duyệt của người có thẩm quyền trên tờ khai hải quan.

Khai sai đơn giá trên tờ khai hải quan bị xử lý như thế nào?

Khai sai đơn giá trên tờ khai hải quan bị xử lý như thế nào? Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phạm quy định về khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu như sau:

– Các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu gồm:

a) Khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ, trừ quy định tại khoản 8 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP;

b) Khai sai đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan;

c) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa;

d) Vi phạm quy định về quản lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP;

đ) Vi phạm quy định quản lý hàng hóa trong kho bảo thuế dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ, sổ sách kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP;

e) Lập báo cáo quyết toán về lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất không đúng với thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công, sản phẩm xuất khẩu;

g) Khai báo hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không có cơ sở sản xuất hàng gia công, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoặc không có máy móc, thiết bị thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.

– Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP mà người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế theo quy định pháp luật hải quan thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan;

b) Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan;

c) Quá thời hạn quy định khai bổ sung báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán.

– Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với một trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan;

b) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với hàng hóa đã thông quan;

c) Không khai bổ sung về trị giá hải quan theo quy định mà bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với trường hợp hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;

d) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế sau khi có kết luận kiểm tra, thanh tra.

Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản này mà cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính thì xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.

Như vậy thông qua quy định này ta đã trả lời được cho câu hỏi khai sai đơn giá trên tờ khai hải quan bị xử lý như thế nào. Câu trả lời cho câu hỏi khai sai đơn giá trên tờ khai hải quan bị xử lý như thế nào như sau: Hành vi khai sai đơn giá trên tờ khai hải quan là hành vi vi phạm pháp luật; tuỳ vào tính chất và mức độ vi phạm mà bạn có thể bị phạt tiền ít nhất là phạt 10% tính trên số tiền thuế khai sai.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Khai sai đơn giá trên tờ khai hải quan bị xử lý như thế nào?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; thủ tục sang tên nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Khi nào người nộp thuế có thể nộp bản chụp các giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan?

Khi nào người nộp thuế có thể nộp bản chụp các giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan? Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy hoặc chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định là bản chụp thì người khai hải quan, người nộp thuế có thể nộp bản chính hoặc bản chụp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Trường hợp bản chụp hoặc các chứng từ do người nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử, thư điện tử, fax, telex hoặc các chứng từ, tài liệu do người khai hải quan, người nộp thuế phát hành thì người khai hải quan, người nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các chứng từ đó. Trường hợp bản chụp có nhiều trang thì người khai hải quan, người nộp thuế xác nhận, ký tên, đóng dấu lên trang đầu và đóng dấu giáp lai toàn bộ văn bản

Thủ tục làm hải quan tại Việt Nam?

– Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:
a) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
b) Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;
b) Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
c) Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.

Hồ sơ hải quan gồm những giấy tờ gì?

– Hồ sơ hải quan gồm:
a) Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan;
b) Chứng từ có liên quan.
Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.