Tác hại của hàng giả hàng nhái như thế nào?

15/08/2022
Tác hại của hàng giả hàng nhái
1379
Views

Những mặt hàng gia dụng, đồ điện tử bị làm giả đa phần gây thiệt hại cho người tiêu dùng về mặt kinh tế. Còn với các mặt hàng thực phẩm, thuốc chữa bệnh giả, hậu quả mang lại là vô cùng nghiêm trọng về mặt sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng. Vậy tác hại của hàng giả hàng nhái là gì?

Căn cứ pháp lý

Hàng giả hàng nhái là gì?

Trên thực tế các từ “Hàng giả”, “Hàng nhái”, hay “Hàng kém chất lượng” đều là cách gọi thông thường cho những hàng hóa, sản phẩm giả mạo về mặt sở hữu trí thuệ. Theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ thì hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ được xác định như sau:

1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.”

Ngoài ra tại Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP có giải thích hàng giả là:

– Hàng hóa không có giá trị sử dụng hay công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất ban đầu, tên gọi của hàng hóa hoặc không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký

–  Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc được ghi nhận trên nhãn, bao bì hàng hóa

– Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa

– Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa

–  Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác

–  Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa

–  Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

–  Tem, nhãn, bao bì giả

Tác hại của hàng giả hàng nhái

Việc sản phẩm bị làm giả, làm nhái trước hết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và doanh nghiệp. Thương hiệu doanh nghiệp bị làm giả,chất lượng sản phẩm kém khiến cho lượng tiêu thụ hàng hóa bị sụt giảm, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của doanh nghiệp.

Việc hàng giả xâm nhập vào thị trường sẽ gây lên nhiễu loạn thị trường khi giá cả sản phẩm hàng giả, hàng nhái sẽ rẻ hơn nhiều so với hàng chính hãng hoặc thậm chí nhiều sản phẩm hàng giả để giá cả ngang với sản phẩm hàng thật, điều này rất khó để người tiêu dùng phân biệt được hàng thật và hàng giả và gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến uy tín của doanh nghiệp và sức khỏe người sử dụng.

Ví dụ như khi sử dụng các sản phẩm điện, tuy giá trị không quá cao nhưng với tần xuất sử dụng thường xuyên, các sản phẩm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Như việc bạn sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể gây cháy nổ, nhựa kém chất lượng ảnh hưởng đến người sử dụng. Bên cạnh đó, tuổi các thiết bị được làm giả này cũng không cao.

Những mặt hàng có dùng điện như Điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, quạt,… thì rủi ro liên quan càng lớn, có khả năng gây giật điện, rò rỉ điện, cháy nổ khi sử dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người sử dụng.

Hãy cứ thử tưởng tượng xem, bạn dùng chiếc máy lạnh kém chất lượng chạy cường độ cao trong mùa hè này liệu có đột nhiên phát nổ,  thức ăn để trong chiếc tủ lạnh lởm bao lâu thì khiến bạn phải nhập viện vì ngộ độc, ..

Có thể nói, việc sử dụng hàng không chính hãng, hàng giả, nhái là điều cực kỳ nguy hiểm, đưa bạn và gia đình đến những thiệt hại khó lường trước được với hậu quả từ nhỏ đến lớn. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý khi mua sắm sản phẩm để dùng được an toàn, bền lâu và hiệu quả nhất.

Xử phạt hành vi kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

Việc mua bán, kinh doanh hàng giả, hàng nhái hay hàng kém chất lượng thì tuỳ theo từng trường hợp và mức độ mà đối tượng thực hiện có thể bị xử lý hàng chính hoặc hình sự.

Xử lý hành chính

Đối với hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Riêng với những hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 45.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn có mức phạt tăng thêm đối với hành vi buôn bán sản xuất hàng giả trong các trường hợp hàng hoá là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm. Kèm theo đó là các biện pháp áp dụng hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả.

Xử lý hình sự

Việc sản xuất, buôn bán hàng giả bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể nếu cá nhân nào có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm. Bên cạnh đó còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ;
  • Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
  • Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Riêng với chủ thể thực hiện hành vi là pháp nhân thương mại mức phạt tiền khi bị truy cứu hình sự ở tội danh này là từ 1.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình thức xử phạt bổ sung đối với chủ thể này:

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
  • Cấm kinh doanh
  • Cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
  • Cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Tác hại của hàng giả hàng nhái
Tác hại của hàng giả hàng nhái

Những cách ngăn chặn hàng giả, hàng nhái

+ Chọn thương hiệu lớn: Không phải “một sớm một chiều” mà một thương hiệu nào đó đi vào lòng người. Các thương hiệu uy tín, lâu năm đã có thời gian kiểm chứng từ rất nhiều khách hàng, bạn có thể yên tâm chọn mua và sử dụng trong gia đình. Tuy nhiên, có một thực tế là sản phẩm thương hiệu càng lớn càng dễ bị làm giả vì mục đích lợi nhuận, do đó bạn cần phải lựa chọn nơi mua sắm uy tín.

+ Chọn nơi mua sắm uy tín: Có rất nhiều trung tâm mua sắm lớn hoặc các trang web mua sắm qua mạng được sự tin cậy từ người tiêu dùng mà bạn có thể yên tâm chọn mua các sản phẩm gia dụng. Bên cạnh việc được mua hàng chính hãng, giá cả phải chăng, bạn còn được đảm bảo chính sách bảo hành đầy đủ, hậu mãi chu đáo cùng rất nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

+ Xem kỹ nhãn mác, bao bì: Một mẹo mua sắm hàng chất lượng dành cho bạn chính là bạn nên kiểm tra bao bì sản phẩm, các thông tin rõ ràng, tem nhãn in tốt, không bị hư hỏng.

Với một số bí quyết phòng chống mua nhầm hàng giả, hàng nhái ở trên, chúng tôi hi vọng bạn tự bảo vệ chính mình và gia đình khi chỉ chọn mua hàng gia dụng chính hãng, thương hiệu lớn tại nơi mua sắm mà bạn tin tưởng. Mùa mua sắm dành cho các sản phẩm phục vụ nhu cầu giải nhiệt đã bắt đầu rồi, bạn hãy nhanh chân chọn ngay sản phẩm yêu thích để dùng trong gia đình nhé.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247  về vấn đề “Tác hại của hàng giả hàng nhái”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự;  công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam, mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…. hãy liên hệ: 0833.102.102..Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Các mức phạt với tội buôn bán hàng giả, hàng nhái

Phạt tiền từ 100 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 quy định, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 100 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm 
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi phạm tội buôn bán hàng giả, hàng nhái
Ngoài các mức phạt trên, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung được áp dụng với pháp nhân thương mại là phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.
Trong trường hợp pháp nhân thương mại thành lập chỉ để buôn bán hàng giả thì có thể bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.
Người phạm Tội buôn bán hàng giả có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, phạt tù đến 15 năm. Pháp nhân phạm tội này thì có thể bị phạt tiền đến 09 tỷ đồng hoặc đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm thì bị xử phạt bao nhiêu năm tù ?

Điều 193 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:
Điều 193. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
g) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên;
b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
c) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

Hành vi buôn bán hàng giả bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả như sau:
“1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.