Theo quy định Nghị định 38/2022/NĐ-CP mới đây của Chính phủ, từ ngày 01/7/2022 chính thức tăng mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Vậy trường hợp trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng, công ty có bị phạt hay không? Bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu, làm gì để đòi quyền lợi? Hãy cùng tìm hiểu nội dung quy định nêu trên tại bài viết dưới đây của Luật sư 247.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động năm 2019
- Nghị định 38/2022/NĐ-CP
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP
Lương tối thiểu vùng có từ năm nào?
Hiện nay, theo Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019, lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
Mức lương tối thiểu vùng được áp dụng sẽ do Chính phủ quyết định và công bố trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Thuật ngữ lương tối thiểu vùng xuất hiện sớm nhất từ Bộ luật Lao động năm 1994, có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Cũng theo Điều 56 Bộ luật này, lương tối thiểu vùng do Chính phủ quyết định và công bố sau khi lấy ý kiến Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, phải đến năm 2007, Chính phủ mới ban hành Nghị định đầu tiên về lương tối thiểu vùng là Nghị định 167/2007/NĐ-CP. Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định này được bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2008
Tiền lương trả cho người lao động được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp có trách nhiệm trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.
Tiền lương được trả cho người lao động là số tiền mà các bên đã thỏa thuận để thực hiện theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Căn cứ khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương của người lao động bao gồm:
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh.
– Phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Trong đó, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Mặt khác, các khoản phụ cấp lương và khoản bổ sung khác sẽ do các bên tự thỏa thuận chứ không bắt buộc phải có.
Do vậy, mức lương thấp nhất trả lương cho người lao động phải bằng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp được thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Doanh nghiệp thuộc vùng | Lương tối thiểu vùng |
Vùng I | 4,68 triệu đồng/tháng |
Vùng II | 4,16 triệu đồng/tháng |
Vùng III | 3,64 triệu đồng/tháng |
Vùng IV | 3,25 triệu đồng/tháng |
Lần đầu tiên quy định mức lương tối thiểu giờ.
Trước đây, mặc dù Bộ luật Lao động 2012 và Bộ luật Lao động năm 2019 đều có đề cập đến việc xác định mức lương tối thiểu theo giờ, theo tháng nhưng các Nghị định quy định về mức lương tối thiểu vùng mới chỉ ấn định mức lương tối thiểu theo tháng chứ chưa quy định mức lương tối thiểu giờ.
Nghị định 38/2022/NĐ-CP là Nghị định đầu tiên ghi nhận về mức lương tối thiểu giờ. Theo đó, mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
Mức lương tối thiểu giờ được áp dụng từ ngày 01/7/2022 như sau:
Doanh nghiệp thuộc vùng | Mức lương tối thiểu giờ |
Vùng I | 22.500 đồng/giờ |
Vùng II | 20.000 đồng/giờ |
Vùng III | 17.500 đồng/giờ |
Vùng IV | 15.600 đồng/giờ |
Trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng, công ty có bị phạt hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định như sau:
– Từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức vi phạm gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ).
Như vậy, theo quy định nêu trên, cá nhân sử dụng lao động trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng có thể bị phạt đối đa đến 75 triệu đồng. Trong trường hợp người trả lương là tổ chức, doanh nghiệp, mức phạt tối đa có thể lên đến 150 triệu đồng.
Bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu, làm gì để đòi quyền lợi?
Để đòi lại đầy đủ tiền lương mà mình đáng được hưởng, người lao động bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
Cách 1. Khiếu nại
Theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP, với tranh chấp về tiền lương, trước tiên, người lao động phải gửi đơn khiếu nại đến doanh nghiệp để yêu cầu thanh toán đủ tiền lương theo mức lương tối thiểu vùng.
Nếu doanh nghiệp cố tình không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng, người lao động có quyền khiếu nại lần 02 đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại mà phát hiện doanh nghiệp vi phạm, thanh tra lao động sẽ tiến hành xử phạt hành chính và yêu cầu doanh nghiệp phải trả đủ lương và tiền lãi cho người lao động.
Cách 2. Tố cáo
Hành vi trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Do đó, theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể tố cáo trực tiếp vi phạm này đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Khi giải quyết vụ việc mà xác định doanh nghiệp vi phạm, thanh tra lao động sẽ tiến hành xử phạt hành chính và yêu cầu doanh nghiệp phải trả đủ lương và tiền lãi cho người lao động.
Có thể bạn quan tâm:
- Chính sách về tiền lương của người lao động theo quy định của pháp luật?
- Lương cơ sở theo quy định của pháp luật?
- Mức lương tối thiểu vùng 2022 có thay đổi không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng, công ty có bị phạt hay không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như xin hợp pháp hóa lãnh sự, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thủ tục hoàn thuế gtgt cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp (theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019).
Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định 90/2019/NĐ-CP).
Lương tối thiểu có những đặc điểm pháp lý được quy định tại nhiều văn bản quy phạm khác nhau trong lĩnh vực lao động. Bao gồm:
– Là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.
– Lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.