Có được uống rượu bia trong cơ sở giáo dục hay không?

13/08/2022
719
Views

Xin chào Luật sư! Hiện nay, số lượng người sử dụng rượu bia tăng rất nhiều. Rượu bia là loại hàng hóa không bị Nhà nước cấm kinh doanh nhưng bị giới hạn đối tượng sử dụng. Tôi muốn hỏi Luật sư có được uống rượu bia trong cơ sở giáo dục hay không? Mong Luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về rượu, bia

Rượu, bia là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

Có được uống rượu bia trong cơ sở giáo dục hay không?
Có được uống rượu bia trong cơ sở giáo dục hay không?
  • Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
  • Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
  • Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
  • Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
  • Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
  • Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
  • Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
  • Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
  • Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
  • Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
  • Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
  • Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
  • Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.

Cơ sở giáo dục là gì?

Theo quy định tại khoản 12 Điều 5 Luật Giáo dục 2019, cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

Hệ thống giáo dục

Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

  • Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
  • Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
  • Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
  • Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

Có được uống rượu bia trong cơ sở giáo dục hay không?

Theo Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 và Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP, địa điểm không uống rượu, bia là:

  • Cơ sở y tế.
  • Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.
  • Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
  • Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
  • Cơ sở bảo trợ xã hội.
  • Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
  • Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
  • Nhà chờ xe buýt.
  • Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

Như vậy, không được uống rượu bia trong cơ sở giáo dục.

Uống rượu bia trong cơ sở giáo dục bị phạt như thế nào?

Theo Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia bị xử phạt như sau:

  • Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    • Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;
    • Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    • Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
    • Ép buộc người khác uống rượu bia.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Có được uống rượu bia trong cơ sở giáo dục hay không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, in hóa đơn điện tử … Hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Sinh viên uống bia trong trường bị phạt như thế nào?

Căn cứ Phụ lục quy định một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật sinh viên ban hành kèm Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT quy định về hình thức xử lý kỷ luật đối với sinh viên như sau:
– Lần 1: Sinh viên sẽ bị khiển trách
– Lần 2: Sinh viên sẽ bị cảnh cáo
– Lần 3: Sinh viên sẽ bị đình chỉ có thời hạn
– Lần 4: Sinh viên sẽ bị buộc thôi học

Thấy ọc sinh uống rượu trong trường học có được tố cáo không?

Theo Điều 4 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, cá nhân, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia có quyền và nghĩa vụ sau:
 – Được sống trong môi trường không chịu ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
– Được cung cấp thông tin phù hợp, chính xác, khách quan, khoa học, đầy đủ về rượu, bia, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và tác hại của rượu, bia.
– Phản ánh, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tố cáo việc cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

5/5 - (5 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.