Đăng ký tên giống cây trồng chỉ có chữ số được hay không?

13/08/2022
Đăng ký tên giống cây trồng chỉ có chữ số được hay không?
348
Views

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi việc đăng ký giống cây trồng hiện nay ra sao? Con trai tôi là kỹ sư nông nghiệp. Cháu vừa mới lai được giống cam khỏe, chịu được sâu bệnh và cho năng suất cao. Hiện nay cả xã tôi đã mua loại cây này về trồng. Cháu đặt tên cho cây cam này là cam khỏe 055. Như vậy có cần phải đăng ký tên giống cây trồng không? Đăng ký tên giống cây trồng chỉ có chữ số được hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện của giống cây trồng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ là gì?

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sử đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 quy định về quyền đối với giống cây trồng tại Phần thứ Tư từ Điều 157 đến Điều 197. Phần thứ Tư Luật Sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (Điều 157 đến Điều 163); Xác lập quyền đối với giống cây trồng (Điều 164 đến Điều 173); Đơn và thủ tục xử lý đơn đăng ký bảo hộ (Điều 174 đến 184); Nội dung quyền đối với giống cây trồng (Điều 185 đến 189); Giới hạn quyền đối với giống cây trồng (Điều 190 đến 191); Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng (Điều 192 đến Điều 197 Luật Sở hữu trí tuệ).

Căn cứ vào các quy định về quyền đối với giống cây trồng trong Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019), nhận thấy đây là một chế định lớn quy định về quyền đối với giống cây trồng ở Việt Nam và tập trung vào những điều kiện của giống cây trồng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ:

1) Giống cây trồng đó phải thuộc các chi, loài cây trồng trong danh mục được bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố; TIN

2) Giống cây trồng mới phải có tính khác biệt: Là giống cây trồng mang một hay nhiều đặc tính chủ yếu, khác biệt rõ ràng với các giống cây trồng đã được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ; B 3) Giống cây trồng mới phải có tính đồng nhất: Tất cả các giống cây của giống đó đều có biểu hiện như nhau về đặc tính chủ yếu (ngoại trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số đặc tính cụ thể trong quá trình nhân giống);

4) Giống cây trồng mới phải có tính mới về mặt thương mại: Tại thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ của cá nhân hoặc tổ chức chọn tạo giống mà vật liệu nhân (là cây hoàn chỉnh hoặc các bộ phận của cây như: hạt, cây giống, cành chiết, mắt ghép, mô, tế bào, củ mầm, đoạn thân được sử dụng để sản xuất ra các loại cây trồng mới) hoặc sản phẩm thu hoạch giống cây trồng đó chưa được người có quyền nộp đơn hoặc người được ủy quyền hợp pháp bán hoặc phân phối với mục đích kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn là một năm; ngoài lãnh thổ Việt Nam là 6 năm đối với các cây thân gỗ và thân leo, 4 năm đối với các nhóm thân khác;

Giống cây trồng mới phải có tên gọi phù hợp, phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến một cách rộng rãi trong cùng loài. Tên giống cây trồng mới sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản sẽ là tên chính thức, kể cả sau khi hết hạn bảo hộ, không ai được sử dụng.

Đăng ký tên giống cây trồng chỉ có chữ số được hay không?
Đăng ký tên giống cây trồng chỉ có chữ số được hay không?

Đăng ký tên giống cây trồng chỉ có chữ số được hay không?

Bên cạnh việc pháp luật có quy định các điều kiện giống cây trồng mới được bảo hộ tại Việt Nam là những quy định về các kiểu đặt tên cho giống cây trồng mới không được bảo hộ:

– Đặt tên cho giống cây trồng mới chỉ bao gồm bằng các chữ số. Quy định này nên hiểu rằng trong trường hợp giống cây trồng được đặt tên phù hợp, có thể dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác và có kèm theo chữ số thì được pháp luật bảo hộ.

– Đặt tên cho giống cây trồng mới mà vi phạm đạo đức xã hội. Tên của giống cây trồng đó không phù hợp và không được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản vì tên gọi đó phá vỡ truyền thống văn hóa của dân tộc, trái với quan niệm truyền thống trong nhân dân về cách đặt tên cho vật nuôi, cây trồng hoặc tên gọi đó xúc phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, tổ chức hoặc tên gọi đó không ăn nhập gì với giống mới đó hoặc mọi người cho rằng tên gọi đó không phù hợp với văn hóa tốt đẹp vốn có của dân tộc…

– Tên gọi cho giống mới đó dễ gây hiểu nhầm đối với các đặc trưng, đặc tính của giống hoặc lại lịch của tác giả.

– Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ đang được bảo hộ cho sản phẩm; trùng hoặc tương tự với sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó.

+ Tác giả giống cây trồng mới là cá nhân hoặc nhóm người đã sử dụng nguồn gen cây trồng để chọn tạo hoặc cải tạo các cây hoang dại để tạo ra giống cây trồng mới. Tác giả là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài thuộc các nước cùng Việt Nam ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới được bảo hộ tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Cũng như các chủ thể sáng tạo khác, tác giả của giống cây trồng mới cũng là chủ thể sáng tạo, do vậy pháp luật không quy định độ tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn mà chỉ phụ thuộc vào tác giả đã sử dụng nguồn gen cây trồng để chọn tạo hoặc cải tạo các cây trồng hoang dại để tạo ra giống cây trồng mới.

 – Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới là tổ chức, cá nhân được cấp bằng bảo hộ được chuyển nhượng, thừa kế Bằng bảo hộ có quyền sở hữu hợp pháp giống cây trồng mới. Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới bao gồm những người hoặc là cá nhân hoặc là tổ chức.

Chủ Bằng bảo hộ là cá nhân (là tác giả) chọn tạo giống cây trồng mới bằng công sức và nguồn tài chính của mình thì cá nhân đó có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Bằng bảo hộ, cá nhân là chủ sở hữu Bằng bảo hộ được cấp. Sự độc lập của cá nhân trong việc chọn giống để tạo ra giống cây trồng mới mà không phụ thuộc vào mối quan hệ hành chính hoặc không phụ thuộc vào nguồn tài chính của chủ thể khác trong việc chọn giống để tạo ra giống cây trồng mới thì cá nhân này vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu Bằng bảo hộ đối với giống cây trồng mới khi cá nhân này được cấp bằng bảo hộ.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng gồm những giấy tờ sau:

  1. Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (02 bộ); nộp tại cơ quan bảo hộ giống cây trồng.
  2. Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định
  3. Giấy uỷ quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện
  4. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
  5. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  6. Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Đăng ký tên giống cây trồng chỉ có chữ số được hay không?
Đăng ký tên giống cây trồng chỉ có chữ số được hay không?

Trình tự đăng ký quyền đối với giống cây trồng

Trình tự nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng trải qua 5 bước sau:

Bước 1: Nộp đơn

Tổ chức, cá nhân nộp Đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng cho Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới – Cục Trồng trọt.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định hình thức Đơn và thông báo, từ chối hoặc chấp nhận Đơn.

Bước 3: Công bố đơn

Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng;

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ (gồm thẩm định tính mới; tên giống cây trồng; khảo nghiệm và thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng);

Bước 5: Cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng

Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới làm thủ tục cấp; hoặc từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ nếu được cấp bằng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề Đăng ký tên giống cây trồng chỉ có chữ số được hay không?. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Giấy phép bay flycam, phí dịch vụ công chứng tại nhà, Thành lập công ty, gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân, hạch toán thuế phụ thuộc; hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử, đăng ký hóa đơn điện tử… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng là những ai?

Chủ Bằng bảo hộ đối với giống cây trồng mới là người được thừa kế hợp pháp quyền của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới (hoặc theo di chúc hoặc theo pháp luật) trong thời hạn Bằng bảo hộ vẫn còn hiệu lực pháp luật;

Trình tự thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng như thế nào?

Chủ đơn là tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng ngân sách nhà nước
Thẩm định tên giống cây trồng

Tên chính thức của giống cây trồng được quy định ra sao?

Tên chính thức của giống cây trồng là tên được thừa nhận tại thời điểm ban hành quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.
– Tính mới của giống cây trồng được thẩm định theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP:
– Thẩm định các thông tin trong tờ khai đăng ký bảo hộ;
– Xử lý các ý kiến phản hồi, khiếu nại (nếu có) về tính mới của giống cây trồng đăng ký bảo hộ sau khi đơn được công bố.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.