Những khía cạnh tâm lý về hành vi phạm tội của tội phạm

31/08/2021
Những khía cạnh tâm lý của hành vi phạm tội
2457
Views

Hiện nay tình hình dịch bệnh phức tạp nên chúng ta ít thấy được các vụ án lớn, nghiêm trọng hay điển hình. Tuy nhiên vào những năm trước đây chúng ta có thể thấy rất nhiều các vụ án nghiêm trọng xảy ra như vụ án của Lê Văn Luyện, Nguyễn Hải Dương hay cả Đinh La Thăng,… Trong bài viết này, Luật sư 247 sẽ phân tích khía cạnh về tâm lý của những hành vi phạm tội để bạn đọc có thể có cái nhìn sâu rộng hơn về vấn đề này:

Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Hành vi phạm tội là gì?

Hành vi phạm tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, có lý trí, có ý chí và được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức hành động hoặc không hành động. Xét về tính chất, hành vi phạm tội là hành vi gây thiệt hại đáng kể cho xã hội; có lỗi và được quy định trong Luật hình sự. Xét về cấu trúc, hành vi phạm tội đòi hỏi có những dấu hiệu sau:

1) Chủ thể thực hiện phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng như phải thoả mãn các dấu hiệu đặc biệt khác (dấu hiệu chủ thể đặc biệt) nếu cấu thành tội phạm đòi hỏi;

2) Về mặt khách quan, chủ thể phải có hành động hoặc không hành động thỏa mãn các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm (hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả, đối tượng tác động…),

3) Về mặt chủ quan, chủ thể phải có lỗi; cố ý hoặc vô ý tuỳ từng tội phạm cũng như chủ thể phải có động cơ, mục đích nhất định.

Cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội

Nhu cầu

Nhu cầu phản ánh sự phụ thuộc của con người vào môi trường bên ngoài. Nó được cảm nhận như trạng thái thiếu thốn về một cái gì đó và bạn phải tìm cách hành động để bù đắp. Chính vì vậy, nhu cầu là cội nguồn của tính tính cực của con người; là nguyên nhân sâu xa bên trong hành vi. Mọi hành động của con người đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu.

Mỗi con người luôn có nhu cầu. Chúng tạo thành hệ thống nhu cầu của người đó. Thông thường, người ta chia các nhu cầu của con người thành hai nhóm: Hay còn gọi là nhu cầu tự nhiên như ăn ngủ, sinh dục, tự vệ,… Các nhu cầu xã hội nhu cầu tinh thần nhu cầu lao động; nhu cầu giao tiếp, nhu cầu học tập, nhu cầu về sự công bằng…

Lợi ích

Lợi ích là bậc thang từ nhu cầu đến hành vi; là sự nhận thức nhu cầu và so sánh nó với những điều kiện và công cụ; phương tiện thực hiện đang có. Lợi ích cũng là xu hướng nhận thức đối tượng có ý nghĩa được cá nhân lựa chọn và có nội dung phong phú về mặt tình cảm. Lợi ích còn người thể hiện ở mối quan hệ của cá nhân với điều kiện hiện tại; với cái ước muốn ở kế hoạch hoạt động sống trong tương lai. Đôi khi những dạng hành vi nhất định trở thành lợi ích độc lập của cá nhân; tách khỏi điều kiện xuất phát. Hành vi vu khống, đổ lỗi, cãi cọ; và thậm chí vi phạm pháp luật thường biểu hiện như hình thức biến dạnh của sự khẳng định và “tính tích cực xã hội”.

Động cơ phạm tội

Động cơ phạm tội là yếu tố bên trong thúc đẩy hành vi của con người. Đó có thể là những xúc cảm, tình cảm, mong muốn, những hình ảnh tâm lý…

Nhu cầu của con người khi đã được nhận thức và có khả năng thực hiện thì nó trở thành động cơ. Tuy nhiên, không phải bất cứ nhu cầu nào cũng trở thành động cơ thực hiện hành vi. Khi nhu cầu không được thỏa mãn được sử tác động tương thích của điều kiện bên ngoài thì nó mới trở thành động cơ. Quá trình tâm lý học gọi là “động cơ hóa”.

Động cơ và hành vi do nó thúc đẩy có thể không cùng tính chất với nhau. Một động cơ tốt cũng có thể dẫn đến việc phạm tội.

Mục đích phạm tội

Trong hoạt động phạm tội không phải hành vi phạm tội nào cũng có mục đích phạm tội nào cũng có mục đích phạm tội. Ở những trường hợp phạm tội đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội đã cân nhắc xác định rõ mục đích khi thực hiện hành vi đó, vì vậy luôn tồn tại mục đích phạm tội. Nó thể hiện huynh hướng, ý chí của người phạm tội.

Mục đích được xác định trên cơ sở động cơ. Động cơ thúc đẩy mà con người đề ra cho mình những mục đích cụ thể. Chúng thực hiện chức năng nhận thức và khách thể của hành vi, định hướng và điều khiển hành vi. Ngoài ra, mục đích sau khi được xác định rõ ràng cũng có tác dụng lôi cuốn con người vào hành động.

Mục đích phạm tội biểu hiện mức độ nguy hiểm cho xã hôi của hành vi phạm tội. Những hành vi phạm tội giống nhau về mặt khách quan nhưng khác nhau về mục đích, thì mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau.

Điều kiện, hoàn cảnh phạm tội

Mỗi hành vi phạm tội luôn được thực hiện trong một tình huống nhất định; với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể về không gian, thời gian và những sự kiện có liên quan xảy xa trong tình huống đó. Chúng là mặt khách quan của tội phạm. Chính sự tác động qua lại giữa điều kiện; hoàn cảnh của tình huống bên ngoài với các đặc điểm nhân cách bên trong đã đưa đến phản ứng trả lời của con người; đó là những hành vi kể cả hành vi phạm tội.

Chính những từ tác động bên ngoài môi trường sống lên cá nhân đã làm cho nhu cầu chưa được thỏa mãn ở họ trở thành động cơ thúc đẩy hành động. Điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện hành vi phạm tội. Khi xác định được mục đích; kế hoạch, lựa chọn công cụ, phương tiện phạm tội, khi đưa ra quyết định thực hiện; con người không dự đoán được hậu quả của hành vi. Sự nhận thức, đánh giá tình huống không đúng có thể đưa con người đến với những hành vi sai lệch chuẩn; hành vi phạm pháp và phạm tội.

Quyết định thực hiện hành vi phạm tội

Trong những hành vi phạm tội với lỗi cố ý; sau khi xuất hiện động cơ, mục đích và lập kế hoạch thực hiện; người phạm tội thường cân nhắc một lần nữa: có thực hiện hành động để lại mục đích đã định hay không? Vì vậy, quyết định thực hiện hành vi phạm tội là sự lựa chọn cuối cùng của người phạm tội về mục đích; phương án, phương tiện phạm tội, thể hiện ý chí và lý trí của người phạm tội; thái độ của họ đối với hành vi phạm tội và hậu quả.

Quyết định thực hiện hành vi có thể đưa ra ngay dưới tác động trực tiếp của tình huống; hoặc xuất phát từ những khuôn mẫu hành động đã có trong quá khứ; hoặc là kết quả của một quá trình đấu tranh tư tưởng lâu dài, khó khăn…

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0936 408 102

Câu hỏi thường gặp

Tâm lý tội phạm là gì?

Tâm lý tội phạm là trạng thái tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của tội phạm có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện tội phạm, sự hình thành tâm lí phạm tội, ý đồ phạm tội và những biện pháp, phương thức thực hiên tội phạm.

Chủ thể của tội phạm là gì?

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể có năng lực trách nhiệm hình sự (năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi và đạt độ tuổi luật định) đã thực hiện hành vi phạm tội.

Mặt khách quan của tội phạm là gì?

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Biểu hiện cơ bản của mặt khách quan là hành vi khách quan có tính gây thiệt hại cho xã hội mà thường được gọi là hành vi khách quan. Biểu hiện thứ hai của mặt khách quan là hậu quả thiệt hại (do hành vi khách quan gây ra) mà thường được gọi là hậu quả của tội phạm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận