Thi kết thúc học phần lớp bồi dưỡng kế toán trưởng trong thời gian bao lâu?

11/08/2022
Thi kết thúc học phần lớp bồi dưỡng kế toán trưởng trong thời gian bao lâu?
432
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc thi kết thúc học phần lớp bồi dưỡng kế toán trưởng trong thời gian bao lâu? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tại Việt Nam nghề kế toán là một nghề có vai trò hết sức quan trọng trong các doanh nghiệp tại Việt Nam; và chức vụ cao nhất của nghề kế toán tại các doanh nghiệp đó chính là chức danh kế toán trưởng. Tuy nhiên để có thể trở thành một kế toán trưởng không phải là một câu chuyện đơn giản; bên cạnh số năm kinh nghiệm trong công việc; bạn còn phải có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng tại Việt Nam. Vậy câu hỏi đặt ra là khi tham gia học khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng thì khi kết thúc học phần lớp bồi dưỡng kế toán trưởng trong thời gian bao lâu?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc thi kết thúc học phần lớp bồi dưỡng kế toán trưởng trong thời gian bao lâu? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật kế toán 2015

Nghị định 174/2016/NĐ-CP 

Thông tư 199/2011/TT-BTC

Thông tư 39/2020/TT-BTC

Kế toán trưởng là chức danh gì tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 53 Luật kế toán 2015 quy định về Kế toán trưởng tại Việt Nam như sau:

– Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.

– Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.

– Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.

– Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này.

Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán như sau:

– Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 54 Luật kế toán và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP. Bộ Tài chính quy định về việc tổ chức, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng.

Các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 54 Luật kế toán:

  • Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
  • Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

Những người không được làm kế toán (Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP):

  • Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật kế toán.

+ Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

+ Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

– Kế toán trưởng của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên, bao gồm:

  • Cơ quan có nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước các cấp;
  • Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Quốc hội, cơ quan khác của nhà nước ở trung ương và các đơn vị kế toán trực thuộc các cơ quan này;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương; các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc các cơ quan này;
  • Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh;
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở cấp trung ương, cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước;
  • Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc dự án nhóm A và dự án quan trọng quốc gia;
  • Đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện;
  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều này;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;
  • Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

– Kế toán trưởng của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, bao gồm:

  • Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có tổ chức bộ máy kế toán (trừ các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện);
  • Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp huyện, cơ quan của tỉnh đặt tại cấp huyện;
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở cấp huyện có sử dụng ngân sách nhà nước;
  • Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước trừ các trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;
  • Đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập ngoài các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam không có vốn nhà nước, có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng.

– Đối với các tổ chức, đơn vị khác ngoài các đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 21 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định phù hợp với quy định của Luật kế toán và các quy định khác của pháp luật liên quan.

– Đối với kế toán trưởngn của công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước hoặc là doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 05 năm.

– Tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định.

Thi kết thúc học phần lớp bồi dưỡng kế toán trưởng trong thời gian bao lâu?
Thi kết thúc học phần lớp bồi dưỡng kế toán trưởng trong thời gian bao lâu?

Tiêu chuẩn học viên tham dự khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 199/2011/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn học viên tham dự khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng như sau:

– Người Việt Nam tham dự khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:

  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
  • Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán, kiểm toán từ bậc trung cấp trở lên và có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán như sau:

+ Tối thiểu là 2 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán;

+ Tối thiểu là 3 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán;

  • Có Đơn xin học, trong đó có xác nhận thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán của cơ quan đang công tác, kèm theo bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán.

– Người nước ngoài có Chứng chỉ chuyên gia kế toán, Chứng chỉ hành nghề kế toán, Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc bằng tốt nghiệp đại học của các tổ chức nước ngoài (Được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận) được tham dự khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng do đơn vị đủ điều kiện tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng cho người nước ngoài.

Thi kết thúc học phần lớp bồi dưỡng kế toán trưởng trong thời gian bao lâu?

Thi kết thúc học phần lớp bồi dưỡng kế toán trưởng trong thời gian bao lâu? Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 199/2011/TT-BTC quy định về thi đánh giá kết quả học tập như sau:

– Việc thi đánh giá kết quả học tập được thực hiện như sau:

Kết thúc mỗi phần trong chương trình học phải tổ chức thi hết học phần trong thời gian tối thiểu là 180 phút.

– Việc thi hết học phần được thực hiện dưới hình thức viết. Điểm thi hết học phần được chấm theo thang điểm 10 bậc. Bài thi dưới 5 điểm là không đạt yêu cầu.

– Chỉ những học viên bảo đảm tối thiểu 80% thời gian học tại lớp quy định cho mỗi học phần mới được dự thi học phần đó. Chỉ những học viên đạt mỗi bài thi hết cả hai học phần từ 5 điểm trở lên mới đạt yêu cầu khoá học.

– Kết thúc khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng, đơn vị tổ chức khoá học căn cứ vào kết quả điểm bình quân của 2 bài thi hết học phần (thi lần đầu) để đánh giá theo bốn loại:

  • Loại giỏi: Điểm bình quân hai bài thi hết học phần đạt từ 8 điểm trở lên (Trong đó không có điểm dưới 7);
  • Loại khá: Điểm bình quân hai bài thi hết học phần đạt từ 7 điểm trở lên (Trong đó không có điểm dưới 6);
  • Loại trung bình: Điểm bình quân hai bài thi hết học phần đạt từ 5 điểm trở lên (Trong đó không có điểm dưới 5);
  • Loại không đạt yêu cầu: Có bài thi hết học phần dưới 5 điểm.

Học viên có quyền dự thi lại một trong hai bài thi hết học phần không đạt yêu cầu nhưng chỉ được dự thi lại một lần. Việc tổ chức lại cho những học viên không đạt yêu cầu được thực hiện vào cuối khoá học.

Như vậy thông qua quy định trên ta đã biết được câu trả lời cho câu hỏi thi kết thúc học phần lớp bồi dưỡng kế toán trưởng trong thời gian bao lâu. Câu trả lời cho câu hỏi thi kết thúc học phần lớp bồi dưỡng kế toán trưởng trong thời gian bao lâu như sau: Mỗi khi kết thúc mỗi phần trong chương trình học bạn sẽ phải trả quan một kỳ thi gọi là kỳ thi hết học phần trong thời gian tối thiểu là 180 phút.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thi kết thúc học phần lớp bồi dưỡng kế toán trưởng trong thời gian bao lâu?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; báo cáo tài chính 3 năm gần nhất hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Cấp “Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng” tại Việt Nam?

– Học viên có kết quả thi đạt loại trung bình trở lên (Học viên đạt yêu cầu) được Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ra quyết định tổ chức khoá học cấp “Chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán trưởng”.
– Kết thúc mỗi khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng, đơn vị tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng gửi “Quyết định công nhận kết quả đạt yêu cầu khoá học” kèm theo “Danh sách học viên đạt yêu cầu khoá học” (Phụ lục số 03) về Bộ Tài chính, để xem xét, chấp thuận và cấp phôi Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng. Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (hoặc cấp phó được Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng uỷ quyền) mới có quyền ký, cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.
– Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng phải được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng đóng dấu nổi vào giáp lai ảnh của học viên.
– Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp để bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Kế toán. Quá thời hạn 5 năm học viên có yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng.
– Những người có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đã đủ điều kiện và được bổ nhiệm làm kế toán trưởng 1 lần thì Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đó vẫn có giá trị để bổ nhiệm kế toán trưởng từ lần thứ hai trở đi, trừ khi khoảng thời gian không làm kế toán trưởng giữa 2 lần bổ nhiệm đã quá 5 năm.
– Chứng chỉ bị mất, thất lạc học viên liên hệ với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (nơi cấp chứng chỉ) để làm thủ tục cấp lại.

Quy định về giáo trình bồi dưỡng kế toán trưởng tại Việt Nam?

– Bộ Tài chính chủ trì tổ chức biên soạn giáo trình bồi dưỡng kế toán trưởng sử dụng thống nhất trong cả nước.
– Giáo trình bồi dưỡng kế toán trưởng phải phù hợp với nội dung, chương trình bồi dưỡng kế toán trưởng quy định tại Điều 10 của Thông tư này. Giảng viên phải cập nhật chính sách, chế độ mới và tình hình thực tế đến thời điểm tổ chức khoá học để giảng dạy cho học viên.

Thủ tục tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng tại Việt Nam?

– Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trước khi mở khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng (Từng khoá) phải gửi cho Bộ Tài chính bộ hồ sơ, gồm các tài liệu sau đây:
a/ Quyết định mở khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng của Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
b/ Danh sách học viên khoá học (Phụ lục số 01);
c/ Danh sách giảng viên khoá học (Phụ lục số 02);
d/ Danh sách Ban quản lý khoá học;
đ/ Nội dung, chương trình và lịch học của khoá học.
– Các tài liệu trong bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu liên quan khác như:Hợp đồng giảng dạy; Bảng chấm công và chứng từ thanh toán tiền công cho giảng viên tham gia giảng dạy; Bảng điểm danh từng học viên tham gia các buổi học và có chữ ký xác nhận của giảng viên; Bản photocoppy có công chứng các bằng cấp của học viên; Đơn xin học có xác nhận của đơn vị công tác; Các bài thi của học viên phải được lưu giữ tại đơn vị tổ chức khóa học tối thiểu 5 năm kể từ ngày kết thúc khoá học.
Các Quyết định công nhận kết quả đạt yêu cầu khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng và Danh sách học viên đạt yêu cầu khoá học (Phụ lục 03) phải được lưu giữ tại đơn vị tổ chức khóa học tối thiểu 10 năm kể từ ngày kết thúc khoá học.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.