Nên cho mượn tên để đăng ký doanh nghiệp không?

09/08/2022
Nên cho mượn tên để đăng ký doanh nghiệp không?
494
Views

Dạ thưa Luật sư, bác tôi mở một cửa hàng kinh doanh đưa vào thị trường hoạt động nhưng bác tôi muốn mượn tên tôi để đăng ký doanh nghiệp. Cho tôi hỏi liệu tôi có được phép đứng tên doanh nghiệp của bác ấy không? Rủi ro nào có thể xảy ra và hậu quả như thế nào đối với tôi khi tôi chấp nhận cho mượn tên mình để đăng ký doanh nghiệp của bác ấy ạ? Xin cảm ơn.

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn và gửi câu hỏi về Luật sư 247. Trường hợp của bạn, chúng tôi sẽ giải đáp thông qua bài viết dưới đây để bạn hiểu rõ quy định pháp luật về đăng ký doanh nghiệp cũng như trả lời cho câu hỏi Nên cho mượn tên để đăng ký doanh nghiệp không? Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

Đăng ký doanh nghiệp là gì ?

Thuật ngữ “đăng ký doanh nghiệp” (Đăng ký DN) không được định nghĩa riêng trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2020 chúng ta có thể hiểu: Đăng ký DN là việc người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.  Nếu hợp lệ phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trên thực tế, chúng ta cũng hay gọi đăng ký doanh nghiệp với các tên khác như: Đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập công ty.

Nên cho mượn tên để đăng ký doanh nghiệp không?

Có nhiều lý do để một người nhờ người khác đứng tên thành lập doanh nghiệp/chủ sở hữu doanh nghiệp. Có người không muốn người khác biết về những tài sản hay hoạt động kinh doanh của mình hoặc để tìm một người thế thân, chịu trách nhiệm pháp lý khi cần …. Nhiều người xem đây là một cơ hội hấp dẫn bởi nghiễm nhiên trở thành chủ doanh nghiệp. Thậm chí trong nhiều trường hợp là những doanh nghiệp lớn hẳn hoi. Tuy nhiên, có những rủi ro khi đứng tên dùm doanh nghiệp không phải ai cũng biết.

Người đại diện theo pháp luật không đúng với hoạt động thực tế.

Theo quy định tại điều 43 Nghị định 122/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì trong những trường hợp phát hiện hồ sơ kê khai không trung thực, nội dung không chính xác, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng và đồng thời buộc đăng ký thay đổi và thông báo lại các thông tin doanh nghiệp đã kê khai không trung thực, không chính xác.

Các hoạt động kinh doanh trái phép.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm quy định tại khoản 1, điều 12 và điều 13 trong Luật Doanh nghiệp 2020. Trong trường hợp các hoạt động của công ty không như mong muốn chủ quan, việc kinh doanh thua lỗ, hoặc các hành vi vô tình hay cố ý dẫn tới tội danh trốn thuế, kinh doanh trái phép thì người đại diện theo pháp luật lúc này sẽ là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm trước trọng tài, tòa án về các nghĩa vụ giải trình, nộp phạt hành chính, thậm chí là trách nhiệm hình sự.

Nên cho mượn tên để đăng ký doanh nghiệp không?
Nên cho mượn tên để đăng ký doanh nghiệp không?

Nghĩa vụ đối với Công ty

Bỏ qua những rủi ro liên quan đến hoạt động trái pháp luật của doanh nghiệp, thì vẫn còn đó một loại rủi ro đó là trách nhiệm của người quản lý với các cổ đông, thành viên công ty. Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định cụ thể các trách nhiệm của các chức danh quản lý trong công ty. Các trách nhiệm đó bao gồm thực hiện nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật, điều lệ và các nghị quyết của công ty …. Trong trường hợp những người quản lý trong Công ty không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình, Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2020 cho phép các chủ sở hữu hay nhóm chủ sở hữu trong doanh nghiệp khởi kiện để yêu cầu những người quản lý đó bồi thường cho công ty. Việc những người đứng tên giùm không biết hoặc không quan tâm đến các trách nhiệm của mình chắc chắn ko phải là lý do để miễn trừ trách nhiệm pháp lý của họ.

Rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính ở đây là những người chủ thực sự có thể nhờ đứng tên là đại diện pháp luật cũng có thể là thành viên/cổ đông nhưng không thực hiện nghĩa vụ góp vốn như đã cam kết. Theo nguyên tắc, trong trường hợp thành viên/cổ đông không thực hiện góp vốn như cam kết thì người đó (chính là người trên hồ sơ giấy tờ pháp lý) sẽ liên đới chịu trách nhiệm với những nghĩa vụ tài chính của công ty (Khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020). Nếu người đứng tên giùm không thực sự hiểu biết và quan tâm đến hoạt động của công ty, chính họ sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm với những khoản nợ trên trời rơi xuống

Những rắc rối khác

Người đứng tên giùm là một người quản lý trong Công ty cho dù chỉ là danh nghĩa cũng sẽ có những phiền phức tìm đến. Đó là những buổi họp người đứng tên bắt buộc phải có mặt. Đó sẽ là những người tìm đến công ty sẽ cần gặp gỡ bạn người đứng tên để xử lý công việc. Đó sẽ là việc kí tá hồ sơ, giấy tờ mà nhiều khi là phiền toái và tốn thời gian….

Với tất cả các lý do trên, những người đã, đang và sẽ đứng tên giùm cho người khác trong một công ty nên thận trọng khi nhận vai trò của mình. Suy cho cùng, mặc dù không có quyền quyết định (giống như bù nhìn) và đôi khi cả quyền lợi trên thực tế nhưng hầu như mọi trách nhiệm, nghĩa vụ đối với hoạt động thực tế của doanh nghiệp khi xảy ra sai phạm, vi phạm pháp luật thì người đầu tiên bị cơ quan pháp luật gọi đến là người đại diện theo pháp luật.

Do vậy, các cá nhân có ý định cho mượn danh để đứng tên người đại diện theo pháp luật cần nắm rõ quy định của pháp luật và hiểu được các rủi ro nêu trên trước khi quyết định đứng tên hộ.

Video Luật sư giải đáp thắc mắc Nên cho mượn tên để đăng ký doanh nghiệp không?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nên cho mượn tên để đăng ký doanh nghiệp không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục hộ khẩu; hồ sơ quyết toán thuế tncn hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp:

Có mấy hình thức nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp?

Căn cứ Điều 26 Luật Doanh nghiệp năm 2020, để thành lập doanh nghiệp thì người thành lập hoặc người được uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp theo các hình thức sau đây:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính.
– Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp online qua mạng thông tin điện tử. Đây là hình thức người thành lập/người được uỷ quyền thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đặc biệt, nếu người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp chọn sử dụng hình thức này thì hồ sơ đăng ký qua mạng sẽ có giá trị pháp lý tương đương với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.
Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, hiện nay mặc dù có ba hình thức nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nêu trên nhưng trên thực tế tại TP. Hà Nội phải nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp qua mạng theo quy định của Thông báo số 788/TB-KH&ĐT ngày 07/9/2017.

Muốn thành lập doanh nghiệp phải nộp hồ sơ ở đâu?

Với mỗi hình thức nộp hồ sơ khác nhau sẽ gắn với địa điểm nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp khác nhau. Cụ thể:
Nộp trực tiếp
Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Trong đó, cơ quan đăng ký kinh doanh này được phân cấp theo cấp tỉnh, cấp huyện như sau:
– Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đặc biệt, Phòng này có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn tỉnh tuỳ theo tình hình, điều kiện của từng tỉnh.
Tuy nhiên, thực tế, Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp khi người nộp hồ sơ nộp tại Bộ phận Một cửa.
– Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Nộp trực tuyến
Như phân tích ở trên, việc nộp trực tuyến hiện nay trên thực tế được áp dụng 100% tại TP. Hà Nội. Còn các tỉnh, thành phố khác thì hiện đang dừng ở mức khuyến khích.
Người có nhu cầu nộp hồ sơ là các văn bản có định dạng .doc, .docx hoặc .pdf tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp mà không phải nộp bản giấy các hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Sau khi nộp xong hồ sơ, người nộp sẽ nhận được giấy biên nhận và khi có kết quả, người thực hiện thủ tục vẫn phải lên trực tiếp Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận. Nếu uỷ quyền thì người được uỷ quyền phải mang theo Giấy uỷ quyền cùng Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của mình.

Các đối tượng nào bị cấm thành lập doanh nghiệp?

Theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, những đối tượng sau không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp:
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.