Ô tô, xe máy lấn chiếm lòng, lề đường bị phạt bao nhiêu tiền?

09/08/2022
Ô tô, xe máy lấn chiếm lòng, lề đường bị phạt bao nhiêu tiền?
610
Views

Phương tiện giao thông ngày càng gia tăng và đi kèm với đó là không ít trường hợp vi phạm về luật giao thông. Tình trạng lòng lề đường bị xâm chiếm cũng trong số đó. Khi vẫn có nhiều người tự ý đỗ xe máy, ô tô lên vỉa hè lấn chiếm lòng lề đường một cách trái phép.

Qua thực trạng ấy, Luật sư 247 sẽ chỉ rõ cho các bạn biết pháp luật quy định như thế nào về trường hợp đỗ xe đối với xe máy, ô tô. Và giải đáp cho thắc mắc liệu Ô tô, xe máy lấn chiếm lòng, lề đường bị phạt bao nhiêu tiền? Mời các bạn theo dõi đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

Thế nào là lấn chiếm lòng lề đường?

     Lần chiếm lòng lề đường là một trong những hành vi vô cùng phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng nhiều đến trật tự an toàn giao thông, người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này trước hết cần xác định rõ thế nào là vi phạm hành chính và những hành vi nào bị coi là lấn chiếm lòng đường.

 Khi nào lấn chiếm lòng lề đường bị xử phạt vi phạm hành chính

     Thuật ngữ “lấn chiếm lòng lề đường” không được định nghĩa cụ thể trong văn bản pháp luật. Tuy nhiên, hành vi lấn chiếm lòng lề đường được xác định là “hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ“. Một số hành vi có liên quan đến trường hợp của bạn như sau:

  • Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng
  • Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
  • Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng
  • Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị

     Như vậy, khi một người sử dụng, khai thác lòng đường vào những mục đích cá nhân, gây ảnh hưởng và cản trở đến người, giao thông hay các hoạt động bình thường khác thì bị coi là hành vi lấn chiếm lòng đường. Lấn chiếm lòng lề đường là vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Quy định về việc “được phép” đỗ xe trên vỉa hè

Trước khi tìm hiểu về mức xử phạt lỗi đỗ xe máy trên vỉa hè, người điều khiển phương tiện cần nắm rõ các quy định về việc dừng, đỗ xe trên đường phố. Căn cứ theo Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông khi dừng, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo các quy định sau đây:

  • “Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
  • Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.”

Như vậy, người điều khiển phương tiện cần cho xe dừng hoặc đỗ ở những nơi có lề đường rộng, các khu đất bên ngoài phần đường xe chạy. Nếu lề đường hẹp hoặc không có lề đường, chủ phương tiện nên đỗ xe ở sát mép đường phía bên phải theo chiều đang di chuyển. Ngoài ra, người lái không được dừng, đỗ xe ở các vị trí như: trụ điện cao thế, trụ nước chữa cháy, cống thoát nước, lòng đường, hè phố.

Mức phạt khi đỗ xe dưới lòng đường

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Căn cứ vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe gắn máy dừng xe, đỗ xe dưới lòng đường đô thị gây cản trở giao thông sẽ bị xử phạt như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;”

Như vậy, đối với hành vi dừng xe, đỗ xe dưới lòng đường đô thị gây cản trở giao thông có thể sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Đồng thời, nếu hành vi vi phạm gây ra tai nạn giao thông thì Giấy phép lái xe của đối tượng vi phạm có thể sẽ bị tước quyền sử dụng từ 02 tháng đến 04 tháng.

Ô tô, xe máy lấn chiếm lòng, lề đường bị phạt bao nhiêu tiền?
Ô tô, xe máy lấn chiếm lòng, lề đường bị phạt bao nhiêu tiền?

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Theo Điều 5, Nghi định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt , hành vi dừng xe, đỗ xe sai quy định có rất nhiều mức xử phạt khác nhau từ 100.000 đồng tới 1.200.000 đồng, một số hành vi nghiêm trọng có thể bị phạt tới 10.000.000 đồng. 

Dưới đây là các lỗi vi phạm dừng xe, đỗ xe sai quy định và mức phạt theo từng hành vi.

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

– Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.

  • Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định.

Phạt tiền từ 300.000 đống đến 400.000 đồng

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường.

– Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn.

– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m.

– Dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe.

– Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe; đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.

– Dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.

Ô tô xe máy lấn chiếm lòng lề đường bị phạt bao nhiêu tiền?
Ô tô xe máy lấn chiếm lòng lề đường bị phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng

– Dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt.

– Dừng xe, đỗ xe tại vị trí bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ.

– Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m.

– Đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật.

– Đỗ xe nơi có biển “cấm đỗ xe” hoặc biển “cấm dừng xe và đỗ xe.

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng

– Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông.

– Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.

Phạt tiền 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

– Mức phạt này được áp dụng đối với ô tô dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe.

Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng:
Đây là mức phạt cao nhất với hành vi dừng xe, đỗ xe ô tô không đúng quy định gây tai nạn giao thông.

Video Luật sư 247 giải đáp cho câu hỏi “Ô tô, xe máy lấn chiếm lòng, lề đường bị phạt bao nhiêu tiền?”

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Ô tô xe máy lấn chiếm lòng lề đường bị phạt bao nhiêu tiền?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục hộ khẩu; tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp:

Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt lấn chiếm lòng lề đường?

Thẩm quyền xử phạt hành vi lấn chiếm đường bộ được quy định tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi các hành vi lấn chiếm lòng lề đường trừ điểm a khoản 5, điểm b khoản 8 và khoản 9 Điều 12
Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi lấn chiếm lòng lề đường trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12
Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng và họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị
Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ
Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định và đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ

Sử dụng lề đường như thế nào để không bị xử phạt?

Trong một số trường hợp cho phép, việc sử dụng đường phố sẽ không bị xử phạt nếu thuộc trường hợp sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 100/2013 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ). Cụ thể, việc sử dụng phần hè phố sẽ không bị xử phạt nếu thuộc các trường hợp sau:
“1. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
2. Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây:
a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa phương) chấp thuận;
b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;
c) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;
d) Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó;
đ) Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
3. Vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
a) Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét;
b) Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.”
Đối với trường hợp sử dụng hè phố thuộc các trường hợp đám cưới, đám tang thuộc điểm b, c khoản 2 được trích dẫn nêu trên, hộ gia đình phải thông báo với Ủy ban nhân phường, xã sở tại trước khi sử dụng tạm thời một phần hè phố. Đối với các trường hợp còn lại quy định tại các điểm a, d, đ khoản 2 thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời hè phố.

Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi lấn chiếm lòng lề đường là gì?

Theo quy định tại khoản 10 Điều 12 thì khi lấn, chiếm lòng lề đường, tùy vào hành vi vi phạm mà chủ thể có thể phải thực hiện một trong các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
Buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ;
Buộc phải di dời cây trồng không đúng quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
Buộc phải thu dọn vật tư, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
Buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.