Hành khách đánh nhau trên máy bay có bị cấm bay không?

09/08/2022
484
Views

Xin chào luật sư. Hôm trước tôi có đi máy bay để đi công tác cùng đồng nghiệp. Trong chuyến bay của tôi thì có một hành khách có hành vi gây gổ, đánh nhau với hành khách khác. Vậy xin hỏi người này có thể bị cấm bay hay không vì hành vi của anh ta tương đối nguy hiểm? Thời gian bị cấm bay là bao lâu? Nếu hành khách gây rối nhưng chưa lên máy bay thì có bị xử lý không? Quy trình xử lý hành khách gây rối như thế nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.

Sân bay và tàu bay là một trong những nơi có an ninh vô cùng nghiêm ngặt. Mặc dù vậy không thể tránh khỏi các hành vi gây rối của những hành khách khi sử dụng chuyển bay. Để đảm bảo an ninh hàng không thì tùy mức độ vi phạm, những đối tượng gây rối này sẽ bị xử lý và có thể bị cấm bay vĩnh viễn. Vậy cụ thể quy định này như thế nào? Hành khách đánh nhau thì có bị cấm bay hay không? Gây rối khi chưa lên máy bay thì có vi phạm?Quy trình xử lý trường hợp này như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc trên, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Hành khách đánh nhau trên máy bay có bị cấm bay không?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 92/2015/NĐ-CP 
  • Thông tư 13/2019/TT-BGTVT

Hành khách đánh nhau trên máy bay có bị cấm bay không?

Hành khách đánh nhau trên máy bay có bị cấm bay không?
Hành khách đánh nhau trên máy bay có bị cấm bay không?

Các trường hợp bị cấm bay theo quy định pháp luật

Các trường hợp bị cấm bay sẽ được quy định tại Điều 18 Nghị định 92/2015/NĐ-CP. Cụ thể tùy từng trường hợp mà thời hạn áp dụng sẽ khách nhau, như sau:

Cấm vận chuyển có thời hạn từ 03 đến 12 tháng

Đối với các đối tượng sau đây:

a) Hành khách gây rối;

b) Không thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;

c) Phát ngôn mang tính đe dọa sử dụng bom, mìn, chất nổ, vật liệu nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh học trong khu vực làm thủ tục vận chuyển, khu vực cách ly, sân bay, trên tàu bay;

d) Cố ý tung tin, cung cấp thông tin sai về việc có bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa học gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng;

đ) Sử dụng giấy tờ giả để đi tàu bay;

e) Có hành vi vi phạm trật tự công cộng, kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay.

Cấm vận chuyển có thời hạn trên 12 tháng đến 24 tháng

Đối với các trường hợp sau đây:

a) Đối tượng đã bị xử lý nhưng vẫn vi phạm một trong những hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Người có hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng quy định tại các Điểm đ, e, g và h Khoản 2 Điều 190 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.

Cấm vận chuyển vĩnh viễn

Cấm vận chuyển bằng đường hàng không sẽ được áp dụng vĩnh viên khi thuộc trường hợp:

a) Đối tượng đã bị xử lý nhưng vẫn vi phạm một trong những trường hợp nêu tại Khoản 2 Điều này;

b) Người có hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 190 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;

c) Chiếm đoạt, gây bạo loạn tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay.

Hành khách đánh nhau trên máy bay có bị cấm bay không?

Hành khách gây rối là hành khách cố ý không chấp hành quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay hoặc có hành vi tung tin, cung cấp thông tin sai uy hiếp an toàn hàng không;

Đánh nhau là một trong các hành vi gấy rối trật tự. Như vậy, theo quy định như trên, hành khách có hành vi gấy rối, đánh nhau có thể bị cấm bay từ 03 đến 12 tháng, nếu tái pham có thể bị cấm bay trên 12 tháng đến 24 tháng hoặc cấm bay vĩnh viễn nếu vẫn tiếp tục.

Căn cứ tính chất mức độ vi phạm củ các hành vi trên, Cục Hàng không Việt Nam quyết định cấm vận chuyển có thời hạn hoặc vĩnh viễn đối với các đối tượng vi phạm. Quyết định cấm vận chuyển được áp dụng đối với các chuyến bay nội địa, chuyến bay quốc tế xuất phát từ Việt Nam của tất cả các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài.

Hành khách có hành vi gây rối khi chưa lên máy bay thì có vi phạm?

Theo quy định ở trên thì không nêu cụ thể việc gây rối diễn ra tại đâu. Do đó chỉ cần hành vi gây rối diễn ra tại địa phận an ninh hàng không nghĩa là từ khi bước vào sân bay cho đến khi lên máy bay và hạ cánh. nếu hành khách có bất kỳ hành vi vi phạm nào thì đều sẽ bị xử lý.

Bên cạnh đó theo Khoản 1 Điều 59 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT có quy định quy trình xử lý hành khách gây rối như sau:

“Trường hợp hành khách chưa lên tàu bay, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không ngăn chặn không cho phép hành khách lên tàu bay, tạm giữ người, giấy tờ về nhân thân của hành khách. Các bước xử lý tiếp theo như quy định tại Điều 83, 84 của Thông tư này. Việc xử lý phải đảm bảo hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay.”

Theo đó, hành khách dù chưa lên máy bay nhưng có hành vi gây rối thì vẫn sẽ bị xử lý bằng các biện pháp ngăn chặn không cho phép hành khách lên tàu bay, tạm giữ người, giấy tờ về nhân thân.

Quy trình xử lý với hành khách gây rối trên tàu bay

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không sẽ chịu trách nhiệm xử lý ban đầu các vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng xảy ra tại cảng hàng không, sân bay thuộc quyền quản lý. Quy trình xử lý như sau:

a) Ngăn chặn hành vi vi phạm; tạm giữ đối tượng vi phạm;

b) Kiểm tra, lục soát, thu giữ tang vật, chứng cứ;

c) Đưa người, tang vật vi phạm về nơi quy định để giải quyết, xử lý vi phạm;

d) Thông báo ngay vụ việc cho Cảng vụ hàng không, cơ quan công an (nếu vụ việc có dấu hiệu hình sự) và các cơ quan, đơn vị liên quan tại cảng hàng không, sân bay;

đ) Bảo vệ hiện trường nếu xét thấy cần thiết;

e) Lập hồ sơ ban đầu và bàn giao hồ sơ, bằng chứng, tang vật, người vi phạm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không.

Cụ thể khi có hành vi vi phạm người chỉ huy tàu bay phải áp dụng biện pháp xử lý thích hợp theo thẩm quyền; quyết định cho tàu bay hạ cánh nếu xét thấy cần thiết vì lý do bảo đảm an toàn, an ninh cho chuyến bay; thông báo vụ việc cho hãng hàng không hoặc nhà chức trách hàng không tại cảng hàng không (nếu không có đại diện hãng hàng không) nơi tàu bay hạ cánh tùy theo tính chất, mức độ vụ việc, người chỉ huy tàu bay tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính hoặc tường trình, báo cáo vụ việc theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng hoặc lập biên bản theo quy định của nước sở tại, bàn giao vụ việc cho nhà chức trách hàng không nơi hạ cánh.

Khi nhận được thông báo, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay lên ngay tàu bay để phối hợp với tổ bay, áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để áp giải hành khách xuống khỏi tàu bay, tạm giữ giấy tờ về nhân thân của hành khách, đồ vật vi phạm; tổ bay lập bản tường trình báo cáo vụ việc chuyển giao cho Cảng vụ hàng không để xử lý theo thẩm quyền và đại diện hãng hàng không phải có mặt chứng kiến, phối hợp trong quá trình xử lý vụ việc.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Hành khách đánh nhau trên máy bay có bị cấm bay không?”. Mong rằng các kiến thức trên sẽ có ích cho bạn trong cuộc sống và công việc. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; hoặc muốn tra cứu quyết toán thuế thu nhập cá nhân; các vấn đề pháp lý khác như xác nhận tình trạng độc thân,…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hãng hàng không được quyền từ chối vận chuyển hành khách khi nào?

Theo Điều 17 Nghị định 92/2015/NND-CP, hãng hàng không có quyền từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh trong các trường hợp sau:
1.  Người mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình
2. Bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã không có người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp giải; các đối tượng bị hạn chế vận chuyển vượt quá số lượng quy định
3. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh nhưng không tự nguyện về nước không do hãng hàng không vận chuyển vào Việt Nam.
4. Theo yêu cầu của nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài.

Các trường hợp được phép mang vũ khí lên máy bay?

Các trường hợp sau được phép mang theo người vũ khí, công cụ hỗ trợ lên khoang hành khách của tàu bay:
a) Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ có nhiệm vụ bảo vệ đối tượng cảnh vệ theo quy định của pháp luật về cảnh vệ; nhân viên an ninh trên không thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trên chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam theo Quy chế do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;
b) Nhân viên an ninh trên không mang theo vũ khí trên các chuyến bay của hãng hàng không nước ngoài theo thỏa thuận bằng văn bản giữa Cục Hàng không Việt Nam và nhà chức trách hàng không của quốc gia liên quan;
c) Nhân viên bảo vệ pháp luật trên các chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài sau khi được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an;
d) Cán bộ áp giải được phép mang theo công cụ hỗ trợ thích hợp lên tàu bay khi thực hiện nhiệm vụ áp giải bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã, người bị từ chối nhập cảnh.

Hành khách mất khả năng làm chủ hành vi có được lên máy bay?

Theo quy định thì các hãng hàng không sẽ vẫn có thể tiếp nhận hành khách mất khả năng làm chủ hành vi.
Tuy nhiên với hành khách bị bệnh tâm thần phải có bác sĩ hoặc thân nhân đi kèm có khả năng kiềm chế được hành vi bất thường của hành khách. Trong trường hợp cần thiết, hành khách bị bệnh tâm thần cần phải được gây mê trước khi lên tàu bay, thời gian bay không được lâu hơn thời gian tác dụng của thuốc;
-Hãng hàng không sẽ không chấp nhận chuyên chở hành khách mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.