Chủ quán dán biển miễn tiếp bộ 3 “chiến thần review”,đúng hay sai?

09/08/2022
Có được phép cấm khách hàng đến review hay không 
572
Views

Dạo gần đây thì mạng xã hội đang xảy ra vụ drama nảy lửa giữa nhiều quán ăn và các chiến thần review nổi tiếng trên mạng xã hội. Điển hình thì sau vụ lùm xùm xung quanh việc review quán chè Changhi thì đã có 3 TikToker review có tiếng bị quán ăn dán ảnh miễn tiếp gây xôn xao. Vậy thì chủ quán có được phép cấm khách hàng đến review hay không? 

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Có được phép cấm khách hàng đến review không?

Hiện nay thì chưa có điều khoản nào cấm các hành vi review hay chia sẻ những trải nghiệm của bản thân khi sử dụng 1 sản phẩm hay dịch vụ nào đó, bởi vì về bản chất thì tiktoker hay reviewer thì cũng là khách hàng, họ chỉ chia sẻ những gì mình suy nghĩ tại quán, trên thực tế thì cũng có rất nhiều chủ quán chi tiền ra để mời những tiktoker này về review quảng cáo cho quán của mình.

 Tuy nhiên giả sử rằng các tiktoker có những lời nhận xét tiêu cực đưa ra những nhận xét sai lệch về quán ăn như về chất lượng đồ ăn, phục vụ hay là cách quán làm truyền thống thì có thể bị kiện về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 với 2 khung hình phạt chính như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;

b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;

c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;

g) Dẫn đến biểu tình.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hoặc cũng trường hợp được trả tiền để đưa ra những review tiêu cực, sai sự thật gián tiếp gây cản trở công việc kinh doanh của nhân thì cũng sẽ bị xử phạt về hành vi cạnh tranh không lành mạnh là từ 100-150tr đồng 

Có được phép cấm khách hàng đến review hay không 
Có được phép cấm khách hàng đến review hay không 

Vậy việc các chủ quán dán ảnh cấm các tiktoker nổi tiếng đến review thì là có được hay không ? 

Hiện nay thì cũng chưa có một điều khoản nào quy định về nội dung này. Mặc dù các chủ quán có thể cấm, nhưng việc dán ảnh người khác tại quán của mình thì lại là hành vi vi phạm đến quyền hình ảnh.

Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 thì các cá nhân có quyền nhân thân với hình ảnh của mình, vì vậy việc chủ quán sử dụng hình ảnh của các tiktoker mà chưa xin phép thì sẽ bị xử phạt theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Trường hợp hành vi phạm tội có các tình tiết tăng nặng như: phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với người đang thi hành công vụ; sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%….thì sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm và ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đăng thông tin sai mà không đăng cải chính trên báo chí bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 3, khoản 5 Điều 10 Nghị định 119/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b Khoản 11 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm cải chính trên báo chí, cụ thể những hành vi dưới đây:

“Điều 10. Vi phạm quy định về cải chính trên báo chí

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc gỡ bỏ thông tin sai sự thật;

b) Không thông báo cho các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp có thỏa thuận việc sử dụng tin bài của báo mình để thực hiện đăng lại lời cải chính, xin lỗi;

c) Tạp chí xuất bản trên 30 ngày một kỳ khi thông tin sai sự thật mà không có văn bản trả lời ngay cho cơ quan tổ chức, cá nhân;

d) Không xây dựng chuyên mục riêng tại trang chủ của báo điện tử, tạp chí điện tử để thực hiện cải chính, xin lỗi;

đ) Đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi mà không thể hiện đầy đủ các nội dung đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trong tác phẩm báo chí và nội dung thông tin được cải chính;

e) Cải chính, xin lỗi không đúng thời điểm quy định;

g) Thực hiện cải chính, xin lỗi không đúng quy định về vị trí.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

b) Buộc thực hiện đăng, phát lại nội dung cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;

c) Buộc đăng, phát đầy đủ nội dung kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

d) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.”

Theo đó, khi trang báo đăng thông tin không đúng sự thật và đã lên tiếng đính chính nhưng trang báo không cải chính trên báo chí đồng nghĩa với việc không có hành động thực hiện việc gỡ bỏ thông tin sai sự thật này thì sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật đối với hành vi này.

Video Luật sư 247 đề cập vấn đề Có được phép cấm khách hàng đến review không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Có được phép cấm khách hàng đến review không?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký làm lại giấy khai sinh, Giấy phép bay flycam, công chứng di chúc tại nhà,Tra cứu thông tin quy hoạch, Thành lập công ty… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Quảng cáo sai sự thật về thực phẩm bị xử lý như thế nào?

Điều 52. Vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ hoặc không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.”
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;
b) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung: Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm; khuyến cáo về nguy cơ, cảnh báo đối tượng không được sử dụng theo một trong các tài liệu quy định đối với thực phẩm chức năng; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường
c) Quảng cáo trên các thiết bị điện tử tại nơi công cộng; phát tán hoặc thuyết trình tại hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu thực phẩm không đúng với hồ sơ công bố hợp quy hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc hồ sơ tự công bố sản phẩm hoặc hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo.

Review thông tin không đúng chất lượng sản phẩm bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi cung cấp thông tin không đúng sự thật đến từ các reviewer có thể bị xử phạt hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) trong trường hợp vi phạm quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:
 Cá nhân bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. 
 Lưu ý đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương tự cá nhân thì mức phạt gấp 02 lần.
Ngoài ra, các reviewer còn bị buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật mà làm giảm uy tín của cơ sở kinh doanh nhằm khắc phục các thiệt hại.
 Bên cạnh việc có nguy cơ bị kiện từ các cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng thì người cung cấp thông tin không đúng sự thật, cụ thể là các reviewer có thể bị phạt lên đến 10 triệu đồng đối với hành vi mà mình vi phạm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.