Người nước ngoài có được mang vàng trang sức vào Việt Nam không?

08/08/2022
619
Views

Xin chào Luật sư. Bạn tôi là người nước ngoài (Trung Quốc) và định sang Việt Nam. Cô ấy muốn đeo một ít trang sức bằng vàng nhưng sợ sẽ không được mang theo khi nhập cảnh vào Việt Nam. Vậy cho hỏi người nước ngoài có được mang vàng trang sức vào Việt Nam không? Nếu không thì số vàng trên làm thế nào để được mang vào Việt Nam? Và cho tôi hỏi việc cấp thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Vàng là một trong những đối tượng bị hạn chế mang theo khi xuất, nhập cảnh, quá cảnh tại các quốc gia trong đó có Việt Nam. Việc mang theo vàng miếng hay vàng trang sức khi nhập cảnh được quy định rất chặt chẽ nhằm đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối việc lưu thông với các mặt hàng này. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề mang vàng vào Việt Nam khi xuất cảnh? Có được phép mang trang sức vàng hay không? Nếu không thì xử lý như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Người nước ngoài có được mang vàng trang sức vào Việt Nam không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Người nước ngoài và việc nhập cảnh vào Việt Nam?

Người nước ngoài là ai?

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014

“Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.”

Theo đó người nước ngoài được hiểu là người không mang quốc tịch Việt Nam. Bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch.

Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam

Theo Điều 44 Luật trên quy định về quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài như sau:

Quyền của người nước ngoài

Người nước ngoài có các quyền sau:

a) Được bảo hộ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam trong thời gian cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Người có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý;

c) Người có thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm;

d) Người đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép; trường hợp vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật;

đ) Thuyền viên trên các tàu, thuyền nhập cảnh Việt Nam được đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu; trường hợp đi ra ngoài phạm vi trên hoặc xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu khác thì được xét cấp thị thực;

e) Vợ, chồng, con cùng đi theo nhiệm kỳ của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ được lao động nếu có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; được học tập nếu có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;

g) Người đang học tập tại các trường hoặc cơ sở giáo dục theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được kết hợp lao động nếu có văn bản cho phép của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;

h) Người không quốc tịch thường trú ở nước ngoài được nhập cảnh Việt Nam du lịch, thăm người thân;

i) Người không quốc tịch cư trú tại ViệtNam có nhu cầu xuất cảnh được Bộ Công an xem xét cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

Nghĩa vụ của người nước ngoài

Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;

b) Hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích nhập cảnh;

c) Khi đi lại phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Người nước ngoài thường trú nếu xuất cảnh đến thường trú ở nước khác phải nộp lại thẻ thường trú cho đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.

Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam

Người nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức nhập cảnh. Trong đó

“Nhập cảnh là việc người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.”

  • Về điều kiện nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam theo Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bổ sung 2019 như sau:

“1. Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật này.

Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng;

b) Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.

2. Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.”

  • Các trường hợp không được nhập cảnh vào Việt Nam gồm:

1. Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.

2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.

3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.

4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.

6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.

7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.

8. Vì lý do thiên tai.

9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người nước ngoài có được mang vàng trang sức vào Việt Nam không?

Người nước ngoài có được mang vàng trang sức vào Việt Nam không?
Người nước ngoài có được mang vàng trang sức vào Việt Nam không?

Việc mang vàng vào Việt Nam được áp dụng đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam thông qua các giấy tờ như hộ chiếu, các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp; giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng minh thư biên giới và cá nhân nước ngoài được phép định cư ở Việt Nam. Tùy từng trường hợp mà việc mang vàng sẽ được quy định khác nhau. Cụ thể như sau:

Nhập cảnh bằng hộ chiếu

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư số 11/2014/TT-NHNN quy định về việc mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu. Theo đó thì:

– Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu không được phép mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu. Trường hợp cá nhân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu phải làm thủ tục gửi tại kho Hải quan để mang ra khi xuất cảnh hoặc làm thủ tục chuyển ra nước ngoài và phải chịu mọi chi phí liên quan phát sinh.

– Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu mang theo vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan.

Nhập cảnh bằng giấy thông hành, chứng minh thư biên giới

Tại điều 3 Thông tư trên quy định về việc mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng minh thư biên giới:

– Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng minh thư biên giới không được mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

– Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng minh thư biên giới được đeo trên người vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ nhu cầu trang sức như các loại: nhẫn, dây, vòng, hoa tai, kim cài và các loại trang sức khác; trường hợp tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan.

Trường hợp định cư

Tại điều 4 quy định đối với việc mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh trong trường hợp định cư:

“Cá nhân nước ngoài được phép định cư ở Việt Nam khi nhập cảnh mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan.”

Như vậy, căn cứ theo quy định tại Thông tư 11/2014/TT-NHNN thì cá nhân khi nhập cảnh vào VN không được mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu; tuy nhiên được phép đeo trên người vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ nhu cầu trang sức như các loại: nhẫn, dây, vòng, hoa tai, kim cài và các loại trang sức khác; trường hợp tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Người nước ngoài có được mang vàng trang sức vào Việt Nam không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách muốn tìm hiểu thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử uy tín, giá rẻ. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thị thực dùng với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam như thế nào?

Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần và không được chuyển đổi mục đích.
– Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
– Thị thực được cấp vào hộ chiếu hoặc cấp rời.

Người nước ngoài nào được cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam?

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 36 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi bổ sung 2019 quy định về các trường hợp được cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam gồm:
“a) Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ;”

Người nước ngoài lấy vợ Việt Nam thì có được xét thường trú tại Việt Nam không?

Theo Khoản 3 Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi bổ sung 2019 quy định về trường hợp được xét cho thường trú bao gồm:
Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
Tại Khoản 3 Điều 40 Luật này cũng quy định:
“Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.”
Do đó người nước ngoài lấy vợ là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam, đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên sẽ được xét cho hưởng thường trú tại Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.