Xin chào luật sư. Tôi nghe nói là từ 1/9/2022 tới đây khi người gửi muốn gửi hàng qua xe khách cần phải cung cấp số chứng minh thư hoặc căn cước công dân của mình và người nhận cho xe khách. Vậy điều này có đúng không? Quy định trên cụ thể như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có hiệu lực kể từ 1/9/2022. Trong đó có một số nội dung được bổ sung và suear đổi. Đáng chú ý nhất là quy định về việc cung cấp các thông tin cá nhân về người gửi và người nhận khi gửi hàng qua đơn vị vận tải. Vậy cụ thể các nội dung này như thế nào? Để làm rõ các thắc mắc này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Từ 01/9/2022, gửi đồ qua xe khách phải khai số CCCD của mình và người nhận“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 47/2022/NĐ-CP
- Nghị định 10/2020/NĐ-CP
Từ 01/9/2022, phải khai số CCCD của mình và người nhận khi gửi đồ qua xe khách
Đây là nội dung mới đáng chú ý được nêu tại Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Cụ thể, Nghị định 47/2022 bổ sung điểm đ vào khoản 3 Điều 11 Nghị định 10/2020 như sau:
“đ) Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hoá không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hoá cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: Tên hàng hoá, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.”
Đây là quy định hoàn toàn mới nhằm kiểm soát hoạt động vận chuyển hóa của các đơn vị vận chuyển hành khách bằng xe ô tô.
Theo đó khi gửi đồ qua xe khách, người gửi sẽ phải cung cấp chính xác thông tin về tên của hàng hoá, họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và số điện thoại của cả người gửi và người nhận.
Việc bổ sung quy định mới này giúp cho nhà nước dễ dàng quản lý về việc vận chuyển hàng hóa được gửi qua các đơn vị vận tải. Đặc biệt là tránh được các trường hợp vận chuyển hàng cấm, hàng hạn chế lưu thông,… từ đó phát hiện hành vi vi phạm, tìm ra đối tượng phạm tội dễ dàng hơn.
Đơn vị vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình
Bên cạnh quy định trên thì Nghị định 47 cũng bổ sung quy định mới về việc lắp thiết bị giám sát hành trình với xe ô tô. Cụ thể theo Khoản 12 Nghị định 47 bổ sung Khoản 8 Điều 34 Nghị định 10/2020:
Từ ngày 1/7/2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này.
Trong đó, các đơn vị kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera được quy định tại Nghị định 10/2022 bao gồm: Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo. (Khoản 2 Điều 13 và Khoản 2 Điều 14 Nghị định 10/2020)
Bổ sung quy định về điều kiện kinh danh vận tải hành khách
Nghị định cũng bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô.
Cụ thể, không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ chín chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
Đối với những xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu, biển hiệu trước ngày 1/9 thì tiếp tục được sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách đến hết niên hạn sử dụng theo quy định.
Bổ sung thời hạn nộp lại giấy phép kinh doanh khi đơn vị vận tải bị thu hồi giấy phép kinh doanh
Theo đó tại Nghị định 47/2022/NĐ-CP, đã bổ sung thêm về thời hạn mà đơn vị kinh doanh vận tải phải nộp lại Giấy phép kinh doanh, phù hiệu, biển hiệu khi bị thu hồi. Cụ thể:
Khi cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh thì đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 07 ngày kể từ khi quyết định có hiệu lực phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, phải dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải theo quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh ngay sau khi quyết định có hiệu lực.
Bỏ quy định về tước giấy phép kinh doanh
Với nghị định mới, toàn bộ các quy định về tước giấy phép kinh doanh được quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-Cp đều được sửa đổi, hoặc bãi bỏ. Theo đó sẽ không còn áp dụng hình thức tước giấy phép kinh doanh mà thay vào đó sẽ chỉ còn hình thức xử phạt là thu hồi giấy phép kinh doanh.
Việc tước giấy phép kinh doanh không còn áp dụng nên quy định về hậu quả của việc này cũng bị bãi bỏ.
Hai khoản 8,9 Điều 19 Nghị định 10/2020 về áp dụng tước giấy phép kinh doanh bị bãi bỏ như sau:
“8. Đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì phải dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Sau khi hết thời hạn tước quyền sử dụng, nếu đơn vị kinh doanh vận tải có nhu cầu tiếp tục tham gia kinh doanh vận tải thì phải làm thủ tục để được cấp lại Giấy phép kinh doanh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 18 của Nghị định này và phải có thêm tài liệu chứng minh việc khắc phục vi phạm là nguyên nhân bị tước quyền sử dụng.
9. Trong thời gian đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì Sở Giao thông vận tải không thực hiện cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải và các loại phù hiệu, biển hiệu đối với loại hình kinh doanh đã bị tước quyền sử dụng.”
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Từ 01/9/2022 gửi đồ qua xe khách phải khai số CCCD của mình và người nhận”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xử phạt xe khách thu tiền vé nhưng không giao vé cho khách
- Xe tải không đăng ký kinh doanh vận tải có phải đổi biển vàng không?
- Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung tối thiểu sau:
a) Thông tin về đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng: Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng;
b) Thông tin về lái xe: Họ và tên, số điện thoại;
c) Thông tin về hành khách hoặc người thuê vận tải (tổ chức hoặc cá nhân): Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có);
d) Thông tin về xe: Biển kiểm soát xe và sức chứa (trọng tải);
đ) Thông tin về thực hiện hợp đồng: Thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc hợp đồng (ngày, giờ); địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách (hoặc xếp, dỡ hàng hóa) trên hành trình vận chuyển; cự ly của hành trình vận chuyển (km); số lượng khách (hoặc khối lượng hàng hóa vận chuyển);
e) Thông tin về giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
g) Quy định về trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển
Theo Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định:
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông.
– Việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc theo thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.
– Trường hợp không thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo phán quyết của Tòa án hoặc Trọng tài.