Nghỉ việc nhưng không có quyết định thôi việc thì có được lĩnh tiền thất nghiệp?

30/07/2022
483
Views

Xin chào luật sư. Tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty, tuy nhiên phía công ty không ký giấy thôi việc cho tôi. Vậy cho hỏi trường hợp nghỉ việc nhưng không có quyết định thôi việc thì có được lĩnh tiền thất nghiệp? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Bảo hiểm thất nghiệp sẽ là sự khoản tiền hỗ trợ theo quy định pháp luật cho những người đi làm nhưng sau đó thất nghiệp. Khi đáp ứng các điều kiện nhất định, người thất nghiệp sẽ được hưởng khoản trợ cấp này. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp là gì? Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp? Và để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Nghỉ việc nhưng không có quyết định thôi việc thì có được lĩnh tiền thất nghiệp?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 thì:

“Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.”

Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), còn được gọi là trợ cấp thất nghiệp, là một loại bảo hiểm do nhà nước cung cấp, hỗ trợ tiền theo từng tháng cho các cá nhân khi họ bị mất việc làm với điều kiện cá nhân đó đáp ứng các yêu cầu nhất định. Những người nghỉ việc đơn phương hoặc bị sa thải vì lý do chính đáng thì không được hưởng BHTN.

Với chế độ này, người thất nghiệp sẽ được hỗ trợ một phần để giảm bớt gánh nặng trong thời gian không có việc làm.

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 thì người lao động đang đóng BHTN được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp để được lĩnh tiền BHTN cần chú ý các vấn đề sau:

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ hưởng BHTN bao gồm:

  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;

+ Quyết định thôi việc;

+ Quyết định sa thải;

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

Ngoài ra, người lao động cũng cần mang theo Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân và sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú kèm theo bản gốc để đối chiếu.

Thủ tục thực hiện

Sau khi có đủ hồ sơ, người lao động thực hiện theo trình tự sau:

Nộp hồ sơ tới trung tâm dịch vụ việc làm

Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính Phủ quy định:

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi muốn nhận trợ cấp (không phụ thuộc vào nơi đang ở hay nơi đang làm việc).

Giải quyết hồ sơ

Cũng theo Nghị định 28, cụ thể khoản 1 Điều 18, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm giới thiệu việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận trả cho người lao động

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp.

Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

Trong trường hợp được nhận trợ cấp thất nghiệp, theo khoản 2 Điều 18, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu tiên cho người lao động kèm theo thẻ bảo hiểm y tế.

Hàng tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Nghỉ việc nhưng không có quyết định thôi việc thì có được lĩnh tiền thất nghiệp?

Trong trường hợp của bạn, bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên bạn không nói rõ lý ro đơn phương chấm dứt. Căn cứ vào các điều kiện hưởng BHTN ở trên thì nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Khoản 1 Điều 49 Luật việc làm 2013.

Trường hợp việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của bạn là đúng pháp luật, nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện khác tại Điều 49 Luật việc làm 2013 thì có thể được lĩnh tiền BHTN.

Và trong hồ sơ hưởng trợ cấp cũng quy định, bạn phải nộp Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Do đó vì bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng nên nếu không có quyết định thôi việc thì sẽ rất khó để nhận được bảo hiểm thất nghiệp.

Theo Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động quy định:

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Theo đó người sử dụng lao động có trách nhiệm ký quyết định thôi việc cho bạn. Nên bạn hoàn toàn có thể yêu cầu bên công ty phải ký quyết định thôi việc cho bạn.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Nghỉ việc nhưng không có quyết định thôi việc thì có được lĩnh tiền thất nghiệp?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Người lao động nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Theo Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm:
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Mức trợ cấp thât nghiệp là bảo nhiêu?

Theo Khoản 1 Điều 50 Luật việc làm quy định:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trách nhiệm của người được hưởng trợ cấp thât nghiệp?

Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp bất khả kháng.
Khi thuộc các trường hợp trên thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.