Thủ tục ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông mới năm 2021

21/08/2021
Thủ tục ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông
427
Views

Dịch bệnh không chỉ khiến việc thực hiện các thủ tục hành chính như xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục khai sinh… trở nên khó khăn; mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong đó không thể không kể đến doanh nghiệp viễn thông. Vậy thủ tục ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông như thế nào? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi có thành lập một doanh nghiệp viễn thông năm 2018. Thời điểm dịch bệnh khiến công việc kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. Tôi có dự định ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông một thời gian. Nhưng tôi không nắm rõ về thủ tục này. Mong Luật Sư giải đáp cho tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Điều kiện ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông

Doanh nghiệp viễn thông chỉ được ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết;
  • Thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định này.

Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu chỉ được ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông trực tiếp liên quan đến phương tiện thiết yếu nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết.
  • Được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Trường hợp ngừng kinh doanh dịch vụ nhưng không chấm dứt hoạt động phải bảo đảm cung cấp cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các dịch vụ viễn thông thay thế, hoặc chuyển người sử dụng dịch vụ sang sử dụng dịch vụ viễn thông tương ứng của doanh nghiệp viễn thông khác, hoặc thỏa thuận bồi thường cho người sử dụng dịch vụ.
  • Trường hợp ngừng kinh doanh dịch vụ do chấm dứt hoạt động thì phương án tổ chức lại hoặc phương án phá sản, giải thể doanh nghiệp phải có biện pháp bảo đảm tiếp tục duy trì việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng.

Thủ tục ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông

Trường hợp không phải doanh nghiệp nắm giữ phương tiện thiết yếu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm thông báo ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông. Thông báo này phải bao gồm các thông tin sau:

  • Dịch vụ ngừng kinh doanh, thời gian bắt đầu ngừng kinh doanh, lý do ngừng kinh doanh, phạm vi ngừng kinh doanh;
  • Biện pháp và cam kết bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và các bên có liên quan.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông khi ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ viễn thông phải gửi hồ sơ thông báo ngừng kinh doanh dịch vụ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.

Mời bạn đọc tham khảo:

Trường hợp là doanh nghiệp nắm giữ phương tiện thiết yếu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề nghị ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm:

  • Đơn đề nghị ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông theo mẫu.
  • Báo cáo tình hình kinh doanh đối với dịch vụ dự kiến ngừng kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận; sản lượng, thị phần, số người sử dụng dịch vụ.
  • Biện pháp và cam kết bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và các bên có liên quan;
  • Phương án tổ chức lại; hoặc phương án phá sản, giải thể doanh nghiệp; biện pháp bảo đảm tiếp tục duy trì việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng trong trường hợp ngừng kinh doanh do chấm dứt hoạt động.

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả

Nếu doanh nghiệp không chấm dứt hoạt động phải gửi 03 bộ hồ sơ đề nghị được ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông tới Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định; và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết.

Nếu doanh nghiệp chấm dứt hoạt động phải gửi 03 bộ hồ sơ đề nghị được ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông tới Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định phương án tổ chức lại doanh nghiệp hoặc phương án phá sản, giải thể doanh nghiệp; và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Trên cơ sở văn bản trả lời, doanh nghiệp thực hiện phương án tổ chức lại; hoặc phương án phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi thường gặp

Nếu không phải doanh nghiệp nắm giữ phương tiện thiết yếu thì thời hạn nộp hồ sơ trong bao lâu?

Doanh nghiệp viễn thông không phải là doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu khi ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ viễn thông phải gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ít nhất 60 ngày làm việc trước ngày dự định ngừng kinh doanh.

Doanh nghiệp viễn thông khi ngừng hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông có cần thông báo không?

Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông và các bên có liên quan, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về việc ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông ít nhất 30 ngày trước khi chính thức ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Thủ tục sau khi doanh nghiệp viễn thông ngừng hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông?

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm hoàn trả tài nguyên viễn thông đã được phân bổ đối với dịch vụ hoặc phần dịch vụ ngừng kinh doanh (nếu có).

Lệ phí thủ tục ngừng kinh doanh doanh dịch vụ viễn thông là bao nhiêu?

Khi làm thủ tục ngừng kinh doanh doanh dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông sẽ không cần phải đóng lệ phí.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Thủ tục ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận