Không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định bị xử phạt như thế nào?

29/07/2022
Không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định bị xử phạt như thế nào?
538
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định bị xử phạt như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việc niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo quy định là việc mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp không thực hiện. Vậy hành vi không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định bị xử phạt như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định bị xử phạt như thế nào? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Các loại hoá đơn hiện nay tại Việt Nam

– Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về các loại hoá đơn hiện nay tại Việt Nam như sau:

– Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

  • Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
  • Hoạt động vận tải quốc tế;
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
  • Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

– Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:

  • Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
  • Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
  • Hoạt động vận tải quốc tế;
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
  • Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
  • Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài,trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

– Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:

  • Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);
  • Tài sản kết cấu hạ tầng;
  • Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
  • Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
  • Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
  • Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công.

– Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

– Các loại hóa đơn khác, gồm:

  • Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;
  • Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

– Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.

Không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định bị xử phạt như thế nào?
Không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định bị xử phạt như thế nào?

Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn điện tử được quy định ra sao?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn điện tử được quy định như sau:

– Đối với công chức thuế

  • Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
  • Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
  • Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.

– Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan

  • Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
  • Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
  • Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
  • Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

Không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định bị xử phạt như thế nào?

Không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định bị xử phạt như thế nào? Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 23 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn:

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

[…] b) Không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định”.

Khoản 4 Điều 23 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định:

Biện phán khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm a,b Khoản 2 và khoản 3 Điều này”.

Như vậy, thông qua quy định này ta biết được câu trả lời cho câu hỏi không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định bị xử phạt như thế nào. Khi tổ chức có hành vi không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định, họ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, đồng thời, buộc phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn. Trường hợp phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trong trường hợp xử phạt tổ chức thì mức phạt sẽ được nhân lên 02 lần.

Thẩm quyền xử phạt hành vi không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn đúng quy định

Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định người có thẩm quyền xử phạt bao gồm:

  • Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình;
  • Cục trưởng cục Thuế trong phạm vi đại bàn quản lý của mình;
  • Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh;
  • Chánh thanh tra Sở Tài chính;
  • Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
  • Chánh Thanh tra Bộ Tài chính.

Trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì vụ xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

Trường hợp vụ việc đang xử lý phải áp dụng các mức tiền phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, hình phạt bổ sung vượt quá thẩm quyền thì người có thẩm quyền xử phạt đang xử lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan, người có thẩm quyền để xử phạt.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định bị xử phạt như thế nào?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; thủ tục sang tên nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hóa đơn trực tiếp đầu vào là hoá đơn gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hoá đơn được hiểu như sau: Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
Hiện nay chưa có quy định cụ thể hoá đơn trực tiếp đầu vào là gì; tuy nhiên ta có thể hiểu hoá đơn trực tiếp đầu vào như sau: Hoá đơn trực tiếp đầu vào hay còn được gọi là các hoá đơn thông thường hay hoá đơn bán hàng. Hoá đơn trực tiếp đầu vào là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hàng ngày trong kinh doanh; mua bán, sản xuất.

Hoá đơn đầu ra là hoá đơn GTGT là gì?

Hóa đơn đầu ra hiểu đơn giản là hóa đơn do bên bán phát hành, thể hiện toàn bộ các nội dung như: Tên, số lượng, đơn giá, thành tiền của hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, đối tác.
Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn mà các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nước, hoạt động vận tải trong và ngoài nước, xuất khẩu hoặc xuất vào khu phi thuế quan thực hiện việc kê khai về tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Đầu vào là hóa đơn trực tiếp đầu ra là hóa đơn GTGT được hay không?

Đầu vào là hóa đơn trực tiếp đầu ra là hóa đơn GTGT được hay không? Theo quy định của Công văn số 3430/TCT-KK do Tổng cục thuế ban hành ngày 21/8/2014 về việc kê khai thuế đối với hóa đơn thông thường (hóa đơn trực tiếp) có đề cập như sau: Hóa đơn bán hàng thông thường (không phải là hóa đơn GTGT) không nên kê vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào (mẫu 01-2/GTGT) đối với người nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Và theo theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC cũng có đề cập về việc điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau: Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Như vậy thông qua 02 quy định trên ta biết được hóa đơn trực tiếp không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào cho nên sẽ không có chuyện hoá đơn đầu ra sẽ là hoá đơn giá trị gia tăng. Nếu ai đó cho rằng đầu vào là hóa đơn trực tiếp đầu ra là hóa đơn GTGT được đây là một nhận định sai. Bởi thông qua định nghĩa của hoá đơn trực tiếp và hoá đơn GTGT và thông qua Công văn số 3430/TCT-KK và khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC đã chứng minh nhận định trên là sai

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.