Trường hợp nào phát sinh thừa kế thế vị khi phân chia di sản thừa kế?

27/08/2021
826
Views

Thừa kế là một trong những chế định pháp luật có vai trò quan trọng về việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế của họ. Điều này đã được minh chứng bởi từ pháp luật của xã hội phong kiến đến nay; thừa kế luôn được các nhà làm luật cân nhắc; xem xét, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp. Tuy nhiên, trong việc giải quyết tranh chấp trong thừa kế vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định; và thừa kế thế vị là một trong những trường hợp đặc biệt của thừa kế theo pháp luật. Rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này; trong đó có: trường hợp nào phát sinh thừa kế thế vị khi phân chia di sản thừa kế?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Di sản thừa kế là gì?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015; thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất cho người còn sống; tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Đồng thời; theo quy định tại Điều 609 về quyền thừa kế; cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Thừa kế thế vị là gì?

Thừa kế thế vị là việc con thay thế vị trí của bố; hoặc mẹ đẻ nhận di sản thừa kế từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại; nếu bố mẹ đã chết hoặc chết cùng thời điểm với những người này. Phần di sản mà người con được hưởng trong di sản của người để lại thừa kế nói trên là phần di sản mà bố; hoặc mẹ của họ được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế.

Điều kiện hưởng thừa kế thế vị

Một là, con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cháu được thừa kế thế vị); cháu cũng chết trước; hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (chắt được thừa kế thế vị). Như vậy, điều kiện đầu tiên làm phát sinh quan hệ thừa kế thế vị; đó là phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước; hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại).

Hai là, những người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau, tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp cha, mẹ thế vị con để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ.

Ba là, giữa họ phải có quan hệ huyết thống về trực hệ (chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ).

Bốn là, người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Năm là, khi còn sống, người cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nếu bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu của những người này không thể thế vị).

Sáu là, bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015.

Trường hợp nào phát sinh thừa kế thế vị?

  • Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà.
  • Chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của cụ.

Như vậy; quan hệ thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo trình tự hàng; nhưng hàng thừa kế lại là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị. Thừa kế thế vị là một chế định của pháp luật; nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người thân thích nhất của người để lại di sản; tránh trường hợp di sản của ông, bà, cụ; mà cháu, chắt không được hưởng lại để cho người khác hưởng. Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa kế theo pháp luật; mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Trường hợp nào phát sinh thừa kế thế vị khi phân chia di sản thừa kế?

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0936 408 102

Câu hỏi thường gặp

Cháu thế vị cha để hưởng tài sản của ông được hiểu như thế nào?

Đây là trường hợp cha đẻ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông nội thì khi ông nội chết, con sẽ thay thế vị trí của cha để thừa kế từ di sản mà ông nội để lại đối với phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống,

Có quy định về họp mặt những người thừa kế không?

Điều 656 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc họp mặt những người thừa kế như sau:
“1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.”

Có phải cháu, chắt nào cũng được hưởng thừa kế thé vị không?

Trong hàng thừa kế thứ nhất, người thừa kế thế vị được hưởng di sản chỉ có thể là cháu hoặc chắt. Tức là sự thế vị chỉ áp dụng cho đối tượng thuộc trực hệ đến đời thứ ba với điều kiện cháu phải sống vào thời điểm ông bà chết mới là người thừa kế thế vị tài sản của ông bà, chắt phải sống vào thời điểm cụ chết mới là người thừa kế thế vị.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận