Đang thi hành hình phạt án treo có được thành lập doanh nghiệp không?

27/08/2021
Đang thi hành hình phạt án treo có được thành lập doanh nghiệp không?
1199
Views

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp về điệu kiện thành lập và đăng ký kinh doanh thì có hạn chế về quyền của người đang chấp hành hình phạt tù. Vậy khi đang thi hành hình phạt án treo có được thành lập doanh nghiệp không?

Xin chào Luật sư: Con tôi đang chấp hành hình phạt tù, nhưng được hưởng án treo. Trong thời gian được hưởng án treo thì cháu có được thành lập doanh nghiệp không hay được góp vốn thành lập doanh nghiệp không? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Nội dung tư vấn

Hình phạt án treo là gì?

Án treo là một chế định pháp lý hình sự có liên quan đến việc chấp hành hình phạt.

Theo Điều 1, Nghị quyết số 02/2018 của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

 Quyền của người được hưởng án treo

Nghị định 61/2000/NĐ-CP – Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo:

Điều 5.

1. Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân; công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương; nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội nơi mình làm việc trước khi phạm tội; thì được bố trí công việc phù hợp với yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục; và được hưởng chế độ của cán bộ, công chức, quân nhân; người lao động làm công ăn lương theo công việc mà mình đảm nhiệm.

2. Người được hưởng án treo là người đang học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo; nếu được tiếp tục học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo cũ thì được hưởng các quyền lợi theo quy chế của cơ sở giáo dục, đào tạo đó.

3. Người được hưởng án treo không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Điều này; thì được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát; giáo dục, giúp đỡ tìm việc làm, ổn định cuộc sống tại địa phương.

4. Người được hưởng án treo; thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng; liệt sĩ và gia đình liệt sĩ thương binh, bệnh binh; người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng; hoặc người đang được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

5. Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng; người lao động làm công ăn lương, thì thời gian thử thách cũng được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ; nhưng không được tính vào thời gian xét nâng hương, phong quân hàm theo niên hạn. Thời gian thử thách được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án.

Đang thi hành hình phạt án treo có được thành lập doanh nghiệp không?

Theo Luật Doanh nghiệp quy định về những đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp; cụ thể như sau:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan; đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước; trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù; quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh; đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu; người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau là:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Như vậy, theo các quy định trên; những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù; quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; cơ sở giáo dục bắt buộc không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đang thi hành hình phạt án treo có được thành lập doanh nghiệp không? Nếu có thắc mắc gì cần được tư vấn và hỗ trợ xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Sư có được thành lập doanh nghiệp hay không?

Luật không hề cấm và cá nhân các sư vẫn hoàn toàn có thể tự lập công ty để kinh doanh thu lợi nhuận cho chính mình. Tất nhiên, đây chỉ là quy định chung của luật pháp. Nếu các quy định nội bộ của Phật giáo hay các chùa có quy định cấm sư kinh doanh hay lập công ty; thì sư muốn lập công ty trước hết phải từ bỏ tư cách “nhà sư” của mình đã. Nhưng đó vẫn là chuyện nội bộ; còn về cơ bản luật pháp cho phép nhà sư được thành lập doanh nghiệp.

Công an có được thành lập doanh nghiệp không?

Câu trả lời là không. Tại vì Công an, với vị trí và quyền lực được giao, nếu thành lập doanh nghiệp sẽ có một số tệ nạn diễn ra, có thể kể tới như:
Lạm dụng chức vụ quyền hạn để tham nhũng.
Có thể biến doanh nghiệp là sân sau thu lợi bất chính cho riêng mình.
Các công việc kinh doanh sẽ không được minh bạch, công khai.
Việc cạnh tranh trên thị trường sẽ không công bằng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận