Tổng hợp những trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự?

24/07/2022
751
Views

Xin chào Luật sư 247, gần chỗ tôi có một trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vì trong quá trình điều tra phát hiện có dấu hiệu phạm tội và có chứng cứ kèm theo. Vậy ngoài trường hợp trên thì còn trường hợp nào Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự không? Xin được tư vấn.

Chào bạn, Viện kiểm sát có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Vậy cụ thể như thế nào? Tổng hợp những trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự được quy định ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Khởi tố vụ án hình sự là gì?

Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự. Trong giai đoạn này, các cơ quan có thẩm quyền tố tụng tiến hành tiếp nhận, giải quyết thông tin về tội phạm, ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Việc kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm. Cơ quan điều làm nhiệm vụ tiếp nhận tin, giải quyết tin và ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án.

Theo đó, chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

  • Tố giác của cá nhân;
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
  • Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
  • Người phạm tội tự thú.

Viện kiểm sát có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự không?

Viện kiểm sát sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp tại Khoản 3 Điều 153 Bộ luật TTHS như sau:

  • Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

Tổng hợp những trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự?

Tại Khoản 3 Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về những trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự bao gồm:

  • Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
  • Theo yêu cầu của Hội đồng xét xử trong trường hợp qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm

Trên đây là nội dung giải đáp về những trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Cần phải chứng minh những vấn đề gì trong vụ án hình sự?

Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là tổng hợp những sự kiện và tình tiết của vụ án phải được xác định bằng chứng cứ. Nó có va trò rất quan trọng trong việc xác định tội phạm có xảy ra hay không và nếu có tội phạm xảy ra, thì quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và các hoạt động điều tra theo tố tụng để làm rõ vụ án, phục vụ truy tố và xét xử tội phạm. Điều đó có nghĩa, chứng cứ là phương tiện khẳng định các sự kiện, hiện tượng có ý nghĩa đối với vụ án hình sự, đồng thời cũng khẳng định những sự kiện, hiện tượng không phải là tội phạm xảy ra trong thực tế.

Điều 15 BLTTHS quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.” Như vậy, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chứng minh tội phạm làm cơ sở để truy tố, xét xử tội phạm. Hoạt động chứng minh của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng:Cơ quan Điều tra , cơ quan được giao một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Trong mối quan hệ này, hoạt động chứng minh của Cơ quan Điều tra , cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vai trò rất quan trọng, tạo tiền đề cho hoạt động chứng minh của Viện kiểm sát, Tòa án và ngược lại hoạt động chứng minh của Viện kiểm sát, Toà án có tác dụng bổ sung, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động chứng minh của Cơ quan Điều tra , cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Tổng hợp những trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự?
Tổng hợp những trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự?

Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm ta thấy, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:

a. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không (thực hiện bằng hành động hay không hành động) nguy hiểm cho xã hội có xảy ra hay không. Diễn biến, thủ đoạn thực hiện tội phạm; hoàn cảnh, thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm. Điều này phải căn cứ vào quy định của BLHS để xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xâm phạm vào khách thể nào do BLHS quy định.

b. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội. Phải xác định tên , tuổi, nơi cư trú người thực hiện hành vi phạm tội. Nếu nghi ngờ năng lực trách nhiệm hình sự thì phải trưng cầu giám định.

Tội phạm được thực hiện dưới những hình thức gì: do một người hay do nhiều người thực hiện, có đồng phạm hay không, phạm tội có tổ chức hay không. Tội phạm xảy ra ở giai đoạn nào: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tội phạm hoàn thành.

c. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo.

Khi xem xét về nhân thân của người phạm tội, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:

  • Những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội có ảnh hưởng trực tiếp đến tội phạm (những đặc điểm mang tính chất pháp lý) như phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, có tính chất chuyên nghiệp; là người thành niên hay chưa thành niên; có thái độ tự thú hoặc hối cải, lập công chuộc tội hay ngoan cố không chịu nhận tội?
  • Những đặc điểm nhân thân khác tuy không mang tính chất pháp lý, những ảnh hưởng nhất định đến hành vi phạm tội như thành phần gia đình, quá trình hoạt động chính trị – xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp; người phạm tội thuộc dân tộc ít người, gia đình chính sách, có công với cách mạng, là nhân si, trí thức có tên tuổi, là chức sắc tôn giáo?
  • Những đặc điểm phản ảnh hoàn cảnh thực tế của người phạm tội như người già yêu, bị bệnh hiểm nghèo, phụ nữ có thay, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của bản thân hay của gia đình?

d. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của BLHS thể hiện dưới các dạng: thiệt hại về vật chất, thể chất, tinh thần. Tính chất của thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là đặc tính về chất của thiệt hại cho phép phân biệt tội phạm ở nhóm này với tội phạm ở nhóm khác trong BLHS hiện hành.

Mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là lượng nhiệt cụ thể. Đánh giá thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra tùy thuộc vào cấu thành từng tội phạm cụ thể để xác định. Đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia là mức độ ảnh hưởng đến sự vũng mạnh của chính quyền nhân dân, các thẻ chế chính trị, xã hội. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người thì sự thiệt hại chính là số người chết, số người bị thương, mức độ tổn hại sức khỏe về dạnh dự, nhân phẩm. Các tội xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham những thì đó là số tài sản bị chiếm đoạt, bị thất thoát lãng phí. Thiệt hại có những vụ có thể đo, đếm được, những nhiều vụ phạm tội là những thiệt hại về tinh thần, tư tưởng con người không thể quy đổi được.

đ. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

“Nguyên nhân của tội phạm là những yếu tố thúc đẩy làm nảy sinh tội phạm, bao gồm những hiện tượng và quá trình tâm lý xã hội. Nguyên nhân của tội phạm mang bản chất tâm lý- xã hội” Theo từ điển Bách khoa CAND Việt Nam, BCA- Viện Chiến lược và Khoa học Công an. NXB CAND , Hà Nội 2005.

“Điều kiện là cái cần phải có để cho một một cái khác có thể có hoặc có thể xảy ra” theo từ điển tiêng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học 1997.

Điều kiện của tội phạm chính là những yếu tố môi trường tạo thuận lợi cho tội phạm xảy ra.

Mục đích đấu tranh, phòng chống tội phạm không chỉ phát hiện, điều tra để xử lý nghiêm minh người phạm tội, mà quan trọng là tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhằm loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Vì vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm phải thu thập tài liệu chứng cứ để làm rõ nguyên nhân và điều kiện tội phạm để kiến nghị với Nhà nước, các cơ quan chức năng để khắc phục. Ví dụ thông qua các vụ đại án liên quan đến hoạt động ngân hàng, tài chính đã kiến nghị Chính phủ sắp xếp lại hệ thống ngân hành tín dụng, kiểm soát, ngăn chặn sở hữu chéo.

e. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

Chương IV BLHS quy định 7 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, cụ thể: sự kiện bất ngờ, tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên. Điều 29 BLHS quy định căn cứ miễn trách nhiệm hình sự.

Những điểm mới của điều luật so với quy định trong BLTTHS 2003

Cụm từ “Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án” thay bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền”

Bổ sunghai vấn đề phải chứng minh là “Nguyên nhân và điều kiện phạm tội”; “những tình tiết liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt”

Như vậy, chứng minh là hoạt động quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, để có một bản án quyết định giải quyết vụ án đúng đắn đòi hỏi việc chứng minh phải khách quan, trung thực chính xác nhằm xử đúng người đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm và gây oan sai cho người vô tội.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Tổng hợp những trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Thủ tục tặng cho nhà đất; thành lập công ty giá rẻ; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự?

Không có sự việc phạm tội;
Hành vi không cấu thành tội phạm;
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
Tội phạm đã được đại xá;
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Các trường hợp phải từ chối hoặc thay người có thẩm quyền tiến hành tố tụng?

Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Giai đoạn truy tố của Viện kiểm sát đucợ quy định như thế nào?

Giai đoạn truy tố là giai đoạn Viện kiểm sát tiến hành các biện pháp do pháp luật quy định để xem xét quyết định việc truy tố bị can ra Tòa án để xét xử. Giai đoạn truy tố bắt đầu khi Viện kiểm sát nhận được hồ sơ kèm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra và kết thúc khi Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc bằng quyết định truy tố (theo thủ tục rút gọn) hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.