Làm giấy khai sinh cho con 2 quốc tịch như thế nào?

23/07/2022
765
Views

Xin chào Luật sư 247, tôi là người Việt Nam còn chồng tôi là người Nhật Bản, hiện nay tôi đang sinh sống ở Nhật Bản và mới sinh một đứa con gái. Tôi muốn con bé vừa có quốc tịch Nhật Bản mà vẫn giữ được quốc tịch Việt Nam. Vậy cách làm giấy khai sinh cho con hai quốc tịch phải làm sao? Xin được tư vấn.

Chào bạn, khi sinh con cha mẹ phải có nghĩa vụ làm giấy khai sinh cho con. Vậy với trường hợp con có hai quốc tịch thì làm giấy khai sinh cho con bằng cách nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Giấy khai sinh là gì?

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi đăng ký khai sinh.

Nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân:

  • Thông tin người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
  • Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
  • Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Thế nào là hai quốc tịch?

Hai quốc tịch là tỉnh trạng pháp lý của một cá nhân mang hai quốc tịch. Thông thường mỗi cá nhân chỉ mang một quốc tịch nhưng do một số nguyên nhân như xung đột pháp luật, do cá nhân nhập tịch ở quốc gia này nhưng chưa rút quốc tịch ở quốc gia khác, …. nên xảy ra tình trạng đặc biệt trên. Với những người hai quốc tịch, những vấn đề pháp lý liên quan sẽ rất phức tạp ngay cả đối với cá nhân họ cũng như cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi họ có quốc tịch.

Theo nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu, “người có hai quốc tịch của hai nước kí kết sẽ chỉ được coi là công dân của nước mà họ thực chất gắn bó nhất nếu trong một thời gian nhất định họ không lựa chọn cho mình quốc tịch của một trong hai nước”.

Khai sinh có yếu tố nước ngoài là gì?

Trẻ em được sinh ra trong các trường hợp sau đây phải làm thủ tục khai sinh có yếu tố nước ngoài:

1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam (Điều 35, Luật Hộ tịch):

  • a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; 
  • b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:

  • a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
  • b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

Khai sinh tên nước ngoài được không?

Theo Điều 16 Luật quốc tịch năm 2014 thì: “Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam”.

Khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ“.

Như vậy, trẻ em sinh ra tại Việt Nam có yếu tố nước ngoài không được đặt tên con theo tiếng nước ngoài. Họ của con có thể xác định theo họ của cha, nhưng tên gọi (bao gồm cả chữ đệm) phải là tên tiếng Việt.

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con có hai quốc tịch

Làm giấy khai sinh cho con hai quốc tịch
Làm giấy khai sinh cho con hai quốc tịch

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con 2 quốc tịch sẽ được tiến hành theo những bước dưới đây:

Bước 1: Người đăng ký khai sinh chuẩn bị hồ sơ đầy đủ giấy tờ: tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh của con.

Bước 2: Cán bộ hộ tịch sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai, giấy tờ trong hồ sơ do người đăng ký khai sinh nộp.

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ thời gian cụ thể trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người đăng ký khai sinh cần bổ sung những gì và hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, kèm theo chữ ký xác nhận của người tiếp nhận.
  • Hồ sơ đăng ký khai sinh sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà người đăng ký khai sinh không bổ sung, hoàn thiện thì sẽ bị từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối kèm theo chữ ký xác nhận của người tiếp nhận.

Bước 3: Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, thông tin khai sinh đầy đủ và  thống nhất, Phòng Tư pháp sẽ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận ký Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh; công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh và cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ.  Nếu cha, mẹ lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì cán bộ hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân.

Tuy nhiên, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.

+ Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.

Người đăng ký khai sinh có thể nhận giấy khai sinh ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.

Lệ phí làm giấy khai sinh cho con 2 quốc tịch

Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi con sinh ra thì lệ phí làm giấy khai sinh cho con 2 quốc tịch là 25.000 đồng/việc, quá thời hạn là 50.000 đồng/việc. Những đối tượng thuộc diện gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật thì được miễn lệ phí khi thực hiện đăng ký khai sinh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Làm giấy khai sinh cho con hai quốc tịch“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; thành lập công ty giá rẻ; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Khi sinh bao lâu phải làm giấy khai sinh cho con có hai quốc tịch?

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho còn thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Đăng ký khai sinh cho con có hai quốc tịch ở đâu?

Thẩm quyền đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Thời hạn giải quyết làm giấy khai sinh cho con có hai quốc tịch?

Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.