Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều gì?

22/07/2022
Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều gì?
800
Views

Chào Luật sư, không biết Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định nội dung gì? Hôm trước tôi có một người bạn bị xúc phạm trên mạng. Người đó là đồng nghiệp cũ do ghen ăn tức ở nên đặt điều nói xấu bạn tôi. Bị xúc phạm danh dự nhân phẩm thì nên làm gì? Có được khởi kiện khi bị xâm phạm về tinh thần không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Thiệt hại tinh thần là gì?

Thiệt hại về tinh thần (tổn thất về tinh  thần) được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị xa lánh, bị hiểu nhầm…

Thế nào là bồi thường thiệt hại về tinh thần?

Bồi thường tổn thất về tinh thần là dạng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do bị xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín. Thông thường là khoản tiền mà người bị xâm phạm hoặc người thân thích của người bị xâm phạm được hưởng theo quy định của BLDS.

Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định điều gì?
Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định điều gì?

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Theo quy đinh Điều 585 bộ luật dân sự 2015 : “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác“

Quy định này nhằm mục đích bù đắp phần nào tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị thiệt hại (không xét đến lỗi của người bị thiệt hại trong trường hợp này) vì trong nhiều trường hợp, dù người gây thiệt hại không có lỗi nhưng thiệt hại thực tế đã xảy ra.

Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Theo quy định trên, người gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

–  Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).

–  Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 có gì nổi bật
Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 có gì nổi bật

–  Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

+ Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm.

+ Không phải trong mọi trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì người bị xâm phạm đương nhiên được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết hay trên báo hình…), hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm…

+  Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Căn cứ xác định bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là các điều kiện; để xác định hành vi của bên có nghĩa vụ hợp đồng là có lỗ; và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không, chỉ khi có căn cứ trách nhiệm bồi thường thiệt hại; thì mới có thể xác định người có nghĩa vụ trong hợp đồng phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại.

Điều 419 quy định cụ thể về xác định thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng. Theo đó, thiệt hại được bồi thường sẽ bao gồm:

– Thiệt hại vật chất thực tế xác định được: Tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý; để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút;

– Khoản lợi ích mà lẽ ra bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại được hưởng do hợp đồng mang lại;

– Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng; mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại; nghĩa vụ này được xem như đề bù cho người có quyền; do việc không thực hiện được hợp đồng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích đáng ra phải có. Yêu cầu chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng phải phù hợp; và không vượt quá phần lợi ích đáng ra được hưởng nếu hợp đồng được thực hiện.

Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định nội dung nổi bật nào
Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định nội dung nổi bật nào

– Thiệt hại về tinh thần.

Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác là sự xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ; danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Mức thiệt hại tối đa được yêu cầu bồi thường thiệt hại là bao nhiêu?

– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm; phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự 2015; và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm; không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm; phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 591 Bộ luật dân sự 2015; và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần; cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại; nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng; người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.
–  Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm; uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại; theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự 2015; và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều gì?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như đơn xin thay đổi tên trong giấy khai sinh, điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, đổi tên đệm trong giấy khai sinh gốc, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ; Đăng ký bảo hộ thương hiệu… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm những gì?

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.

Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại gồm chi phí nào?

chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm…

Xác định thiệt hại tinh thần như thế nào?

Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết hay trên báo hình…), hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm…

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.