Xâm phạm quyền của người biểu diễn bị xử lý như thế nào?

11/08/2021
Xâm phạm quyền của người biểu diễn bị xử lý như thế nào
787
Views

Một tác phẩm có thể đến với công chúng bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng thông qua người biểu diễn với sự cảm thụ và thể hiện sáng tạo của mình thì tác phẩm trở nên sinh động và có sức truyền thụ tới công chúng nhanh nhất. Có thể nói người biểu diễn là cầu nối giữa tác giả và công chúng, góp phần truyền bá, lưu giữ và phát triển các tác phẩm có giá trị. Bởi vậy, pháp luật đã công nhận và bảo hộ các quyền của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn của mình. Vậy khi Xâm phạm quyền của người biểu diễn bị xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Sư 247 sẽ cụ thể cho bạn đọc về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thế nào là xâm phạm quyền của người biểu diễn?

Người biểu diễn là người sử dụng tác phẩm của người khác một cách sáng tạo trong sự thể hiện các tác phẩm văn học nghệ thuật. Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam liệt kê các tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam. Trong đó quy định trực tiếp người biểu diễn gồm: “diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật”.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, quyền của người biểu diễn gồm có quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân là những quyền người biểu diễn không thể chuyển giao và được bảo hộ vô thời hạn. Nếu người biểu diễn tự mình đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện cuộc biểu diễn; thì họ là người biểu diễn đồng thời là chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn đó. Nếu do người khác đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện cuộc biểu diễn đó; thì chủ sở hữu quyền liên quan là tổ chức, cá nhân đầu tư.

Tại sao phải bảo hộ quyền của người biểu diễn?

  • Nếu như đối với buổi biểu diễn trực tiếp chỉ cần thông qua kiểm soát vé vào cửa là có thể khống chế được công chúng tiếp cận buổi biểu diễn. Hiện nay với vô số bản sao băng từ hay bản lưu dưới dạng điện tử, khả năng kiểm soát và khống chế các cá nhân, tổ chức tiếp cận, sử dụng và khai thác cuộc biểu diễn của người biểu diễn bị thu nhỏ, khả năng thụ hưởng thù lao, thu hồi chi phí và đầu tư cho cuộc biểu diễn bị đe doạ. Cần thiết bảo hộ quyền để hạn chế tối đa những tổn thất cho người biểu diễn. Và đảm bảo các quyền theo quy định của pháp luật.
  • Góp phần củng cố và hoàn thiện cơ chế bảo hộ quyền tác giả. Khi quyền của người biểu diễn được bảo hộ, người biểu diễn nhận được thù lao tương xứng với công sức đã bỏ ra trong quá trình thể hiện, truyền bá tác phẩm. Sẽ càng nỗ lực truyền tải các sản phẩm sáng tạo của các tác giả, nâng cao giá trị của các tác phẩm. Đồng thời khi biểu diễn các tác phẩm, người biểu diễn trước tiên phải tuân thủ các nghĩa vụ xin phép và trả tiền bản quyền cho tác giả theo quy định của pháp luật. Khi đó tác giả được thụ hưởng các quyền mà pháp luật cho phép.

Hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn

Hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn gồm:

  • Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn.
  • Mạo danh người biểu diễn.
  • Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình; mà không được phép của người biểu diễn.
  • Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn. Gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
  • Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình; mà không được phép của người biểu diễn.
  • Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình. Khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ; hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu.

Xử lý hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn

Xâm phạm quyền của người biểu diễn là hành vi xâm phạm quyền liên quan. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Theo đó, hành vi xâm phạm quyền liên quan được quy định xử lý cụ thể như sau:

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP; phạt tiền đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đối với hành vi vận chuyển hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đối với hành vi tàng trữ hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Xử lý hình sự

Bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính, hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; tuỳ theo mức độ còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Cụ thể, tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015. Được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 52 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017; quy định về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Đối với người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả; quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây:

Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại; hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị:

  • Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
  • Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình

Lưu ý: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với pháp nhân thương mai phạm tội.

– Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm đối với pháp nhân thương mai phạm tội). Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
  • Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
  • Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đặc biệt, đối với pháp nhân thương mại phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn về Xâm phạm quyền của người biễn diễn bị xử lý như thế nào?. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0936.408.102.

Câu hỏi thường gặp

Tác phẩm là gì?

Theo luật Việt Nam, tác phẩm là “sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”. Quy định tại khoản 7 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.

Quyền nhân thân của người biểu diễn là gì?

Khi người biểu diễn không đồng thời là chủ chủ đầu tư thì người biểu diễn chỉ có các quyền nhân thân. Cụ thể là các quyền sau:
– Được giới thiệu tên.
– Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, tức là không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào.

Công dân Việt Nam biểu diễn ở nước ngòai có được pháp luật Việt Nam bảo hộ không?

Khoản 1 điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định với các cuộc biểu diễn. Người biểu diễn là công dân Việt Nam dù được thực hiện tại Việt Nam; hoặc nước ngoài đều được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Ngoài ra, cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam cũng được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam. Và một số trường cụ thể khác theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Để lại một bình luận