Chắc hẳn chúng ta đều rất quen thuộc với biểu tượng chữ C trong vòng tròn ©. Đó là chính là biểu tượng cảnh báo công chúng rằng tác phẩm viết, tiểu thuyết, bài hát, truyện tranh,…đang được bảo hộ bởi pháp luật về quyền tác giả. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc đăng ký bản quyền tác giả nhằm bảo vệ tối đa “chất xám” cũng như công sức của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu tường tận về vấn đề này dưới góc độ pháp lý. Lệ phí đăng ký bản quyền tác giả theo quy định mới nhất là bao nhiêu? Bài viết dưới đây hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 211/2016/TT-BTC;
- Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019.
Nội dung tư vấn
Điều kiện đăng ký bản quyền tác giả
Để tác phẩm có thể đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm đó phải là đối tượng được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, tác phẩm buộc phải đáp ứng những điều kiện bảo hộ quyền tác giả nhất định dưới đây:
- Tác phẩm cần phải có tính sáng tạo: phải được tác giả trực tiếp sáng tạo, không được sao chép tác phẩm của người khác;
- Cần được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Ví dụ, tác phẩm truyện, thơ thể hiện dưới dạng những trang viết; tác phẩm điện ảnh thể hiện dưới dạng những thước phim,…
Tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả?
Khi thực hiện việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình, lợi ích mà chủ sở hữu, tác giả nhận được sẽ rất lớn. Cụ thể:
– Việc đăng ký sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu dễ dàng khai thác các quyền nhân thân, tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được pháp luật ghi nhận;
– Việc đăng ký sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu chứng minh được quyền hợp pháp của mình khi có tranh chấp phát sinh với bên khác, có cơ sở để cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả;
– Việc đăng ký tại Việt Nam đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật còn giúp tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tức là không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam.
Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm, tránh những hành vi với mục đích thu lợi nhuận bất hợp pháp khác. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Qua đó, hạn chế tối đa sự xâm phạm đối với quyền tác giả.
Lệ phí đăng ký bản quyền tác giả
Lệ phí đăng ký bản quyền tác giả sẽ phụ thuộc vào loại hình tác phẩm mà doanh nghiệp/cá nhân muốn đăng ký. Có sử dụng dịch vụ của tổ chức đăng ký bản quyền tác giả. Cụ thể:
Lệ phí là 100.000 VNĐ
Mức lệ phí này áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm nhiếp ảnh.
Lệ phí là 300.000 VNĐ
Mức lệ phí này áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
Lệ phí là 400.000 VNĐ
Mức lệ phí này áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:
- Tác phẩm tạo hình;
- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Lệ phí là 500.000 VNĐ
Mức lệ phí này áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:
- Tác phẩm điện ảnh;
- Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.
Lệ phí là 600.000 VNĐ
Mức lệ phí này áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau: Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ Luật Sư 247
Trên đây là nội dung tư vấn về Lệ phí đăng ký bản quyền tác giả theo quy định mới nhất. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0936.408.102.
Câu hỏi thường gặp
Chi phí đăng ký bản quyền tác giả là khoản phí mà chủ sở hữu tác phẩm, tác giả tác phẩm sẽ phải nộp cho cơ quan đăng ký khi tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền tác giả.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, chủ sở hữu, tác giả sẽ nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả hoặc văn phòng đại diện của Cục. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ quan nêu trên.
– Cuộc biểu diễn được định hình trên:
Bản ghi âm: 200.000 VNĐ
Bản ghi hình: 300.000 VNĐ
Chương trình phát sóng: 500.000 VNĐ
– Bản ghi âm: 200.000 VNĐ
– Bản ghi hình: 300.000 VNĐ
– Chương trình phát sóng: 500.000 VNĐ