Hành vi cưỡng bức sử dụng ma tuý trái phép bị xử lý thế nào?

26/08/2021
Hành vi cưỡng ép sử dụng ma tuý bị xử lý thế nào?
1120
Views

Ma tuý đã và đang là hiểm hoạ đe doạ cuộc sống của nhân loại. Hầu hết các quốc gia đều nhận thức được tác hại của ma tuý. Tuy nhiên, hậu quả mà ma tuý mang lại vẫn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, pháp luật đã có những quy định nhằm quản lý; sử dụng ma tuý; đồng thời đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý. Vậy, hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý được coi là vi phạm pháp luật. Vậy hành vi cưỡng bức sử dụng trái phép chất ma tuý thì bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Nghị định số 73/2018/NĐ-CP

Ma tuý là gì?

Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa “ma tuý” là chất khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá huỷ nội tạng.

Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp; khi xâm nhập vào cơ thể làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng.

Ở Việt Nam, danh mục các chất ma tuý và tiền chất được quy định cụ thể tại Nghị định 73/2018/NĐ-CP.

Như vậy, ma tuý được hiểu là các chất kích thích gây nghiện. Những chất này có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo; khi đưa vào cơ thể có thể làm thay đổi trạng thái và nhận thức.

Thế nào là hành vi cưỡng bức sử dụng ma tuý trái phép?

Theo quy định tại điều 257 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017, hành vi cưỡng bức sử dụng ma tuý trái phép được hiểu là hành vi dùng vũ lực; đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để họ sử dụng ma tuý trái với ý muốn của họ.

Các yếu tố cấu thành tội cưỡng bức sử dụng trái phép chất ma tuý

Mặt khách quan của tội phạm

  • Có hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực. Hành vi này đe doạ đến sức khoẻ; tính mạng nên người bị đe doạ trong nhiều trường hợp buộc phải làm theo để bảo toàn tính mạng. Thông thường, đối tượng bị đe doạ thường là trẻ em chưa vị thành niên, những người có sức kháng cự kém.
  • Có hành vi dùng các thủ đoạn khác để cưỡng ép họ sử dụng trái phép chất ma tuý. Ví dụ như doạ tiết lộ bí mật; doạ bôi nhọ danh dự; doạ gây cản trở con đường thăng tiến trong công việc,… Thông thường, các thủ đoạn khác rất tinh vi nhưng mục đích vẫn nhằm khống chế người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.

Khách thể

Các hành vi phạm tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng chất ma tuý. Bên cạnh đó, trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng của người khác.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện các tội phạm nêu trên với lỗi cố ý.

Chủ thể

Chủ thể của các tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực hình sự.

Hành vi cưỡng bức sử dụng trái phép chất ma tuý thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điều 257 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017:

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Phạm tội có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
  • Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
  • Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Đối với người đang cai nghiện;

Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
  • Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
  • Đối với người dưới 13 tuổi;

Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân trong trường hợp phạm tội mà làm chết 02 người trở lên.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Như vậy, hành vi cưỡng bức sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm hoặc thậm chí là chung thân. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tù lên đến 100 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Hành vi cưỡng bức sử dụng trái phép chất ma tuý thì bị xử lý thế nào? Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hành vi cưỡng bức trẻ em 12 tuổi sử dụng trái phép chất ma tuý thì bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại điều 257; phạt tù từ 15 năm đến 20 năm khi phạm tội cưỡng ép người khác sử dụng ma tuý mà người đó dưới 13 tuổi.
Do đó, hành vi cưỡng ép trẻ em 12 tuổi sử dụng trái phép chất ma tuý có thể bị phạt tù từ 15 đến 20 năm.

Vận chuyển ma tuý mà không biết đó là ma tuý có phạm tội không?

Đối với loại tội này, người thực hiện phải cố ý, tức là biết rõ mình đang vận chuyển mà túy hoặc bắt buộc phải biết. Nếu bạn không hề biết mà vận chuyển ma túy thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, việc xác định “biết” hay “không biết” trong trường hợp này còn phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra. Do đó, cần phải thận trọng khi người khác nhờ cầm hộ những món đồ không rõ nguồn gốc

“Cỏ Mỹ” có được xem là ma tuý không?

Căn cứ Nghị định số 73/2018/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất, “cỏ Mỹ” không nằm trong danh mục này. Tuy nhiên, thành phần chính của “cỏ Mỹ” là XLR-11 thuộc danh mục chất cấm quy định tại Nghị định này nên cũng được xem là chất ma túy.

4.7/5 - (8 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận