Quy định pháp luật về tội đưa người trái phép qua biên giới

20/07/2022
Quy định pháp luật về tội đưa người trái phép qua biên giới
774
Views

Hành vi đưa người trái phép qua biên giới đang là hành vi phổ biến thời gian gần đây, truyền thông báo chí nhắc đến tình trạng đưa người trái phép qua biên giới rất nhiều, nhất là tình trạng covid 19 diễn ra khắp mọi nơi. Vậy quy định pháp luật về tội đưa người trái phép qua biên giới như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Hành vi đưa người trái phép qua biên giới được hiểu như thế nào?

Hành vi đưa người nhập cảnh trái phép được thể hiện dưới các hình thức như sau:

  • Đưa người nước ngoài qua biên giới Việt Nam mà không xin phép.
  • Giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác nhập cảnh.
  • Nhập cảnh trái phép vào biên giới Việt Nam.

Tùy từng loại hành vi mà mức xử phạt cũng sẽ tăng giảm theo tính chất nguy hiểm cũng như mức độ thực hiện hành vi.

Vượt biên trái phép là gì?

Vượt biên trái phép là hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định pháp luật. Thông thường một người khi muốn đến một nước nào đó sẽ cần làm thủ tục xuất nhập cảnh và được sự đồng ý của cơ quan chức năng. Việc một người vượt biên trái phép có thể gây ra những hậu quả khó lường cho quốc gia có người vượt biên đến và đi. Điều đó đã xảy ra tại Việt Nam trong những tháng vừa qua, khi tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp nhiều người đã tự ý vượt biên về nước, làm lây lan dịch bệnh ra một số địa phương.

Hành vi này thường xảy ra tại biên giới trên bộ, những nơi có địa hình rậm rạp, hiểm trở tiếp giáp với ba nước Lào, Trung Quốc, Campuchia.

Tội đưa người trái phép qua biên giới bị xử phạt như thế nào?
Tội đưa người trái phép qua biên giới bị xử phạt như thế nào?

Tội đưa người trái phép qua biên giới bị xử phạt như thế nào?

Xử lý vi phạm hành chính

Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định như sau:

– Hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật  (Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng)

– Hành vi sử dụng hộ chiếu giả, giấy thông hành giả, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam giả hoặc thẻ ABTC giả (Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng); 

– Hành vi giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu; giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC (Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng);

– Hành vi làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ  có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC (Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng);

Ngoài các hình phạt tiền nêu trên, đối với việc thực hiện hành vi tại điểm a khoản 4 và điểm a khoản 7, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Xử lý vi phạm hình sự

Trường hợp đến mức bị xử lý hình sự thì mức hình phạt cao nhất mà người phạm Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép là bị phạt đến 15 năm tù giam theo quy định tại Điều 348 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép

1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với từ 05 người đến 10 người;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Đối với 11 người trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết người.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, nếu hành vi này dẫn đến làm lây lan dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, người này còn bị xử lý hình sự theo Điều 240 của Bộ luật này như sau:

Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Làm chết người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm chết 02 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Quy định pháp luật về tội đưa người trái phép qua biên giới”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ thương hiệu; hoặc muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài bị xử lý như thế nào?

Theo quy định pháp luật hình sự:
+ Người nào cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
+ Phạm tội một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Đối với từ 05 người đến 10 người;
– Có tính chất chuyên nghiệp;
– Vì động cơ đê hèn;
– Tái phạm nguy hiểm.
+ Phạm tội một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
– Đối với 11 người trở lên;
– Làm chết người.

Hành vi xuất nhập cảnh trái phép có thể bị xử lý hình sự?

Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khách thể của Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép?

Khách thể của tội phạm là tổng hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Luật hình sự bảo vệ. Hành vi phạm tội của Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép đã xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú ở Việt Nam; xâm phạm đến hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, làm giảm hiệu quả và hiệu lực quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú ở Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.