Tội đưa người vượt biên trái phép bị xử lý như thế nào năm 2022?

20/07/2022
Tội đưa người vượt biên trái phép
517
Views

Chào luật sư, chị gái họ tôi đi làm ăn xa tận miền trong. Gia đình cũng không rõ làm gì. Mới đây gia đình nhận được tin chị họ tôi bị bắt vì đưa người vượt biên trái phép. Luật sư cho tôi hỏi Tội đưa người vượt biên trái phép bị xử lý như thế nào năm 2022? và tội này sẽ bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Luật sư 247 rất vui khi nhận được câu hỏi của bạn. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Tổ chức vượt biên trái phép là gì?

Vượt biên trái phép được hiểu là hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định pháp luật. Người có hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục nhập cảnh được hiểu là những người vào Việt Nam mà không đi qua các cửa khẩu, không làm các thủ tục cần thiết để được vào Việt Nam, có thể họ đi vào bằng đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới.

Còn những người nước ngoài nhập cảnh mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là những người nhập cảnh vào Việt Nam mặc dù không đủ điều kiện để nhập cảnh, chưa được cấp phép để vào Việt Nam, ví dụ như không có thị thực, hoặc có nhưng đó là giấy tờ giả mạo.

Tổ chức vượt biên trái phép được hiểu là hành vi dụ dỗ, lôi kéo, tạo điều kiện, sắp xếp để người khác nhập cảnh mà không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Tội đưa người vượt biên trái phép bị xử lý như thế nào?

Tội đưa người vượt biên trái phép, tùy vào từng hành vi cụ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với 2 tội danh khác nhau. Cụ thể

Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép

Chủ thể của tội phạm

Tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

Khách thể của tội phạm

Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến quản lý hành chính tỏng lĩnh vực xuất, nhập cảnh của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mặt khách quan của tội phạm

  • Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất, nhập cảnh trên lãnh thổ Việt Nam mà không có các giấy tờ theo quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, như không có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng không thị thực. Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để xuất, nhập cảnh sẽ cấu thành thêm tội độc lập là sử dụng giấy tờ giả.
  • Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép là khi xuất cảnh, nhập cảnh hợp pháp nhưng không rời khỏi Việt Nam theo thời hạn của giấy phép.

Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý

Khung hình phạt

Theo quy định tại Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép. Hình phạt đối với Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép như sau

Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với từ 05 người đến 10 người;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Đối với 11 người trở lên;
  • Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
  • Làm chết người.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tội đưa người vượt biên trái phép bị xử lý như thế nào năm 2022?
Tội đưa người vượt biên trái phép bị xử lý như thế nào năm 2022?

Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Tại Điều 349. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với từ 05 người đến 10 người;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Đối với 11 người trở lên;
  • Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
  • Làm chết người.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tội đưa người vượt biên làm lây lan dịch bệnh bị xử phạt ra sao?

Nếu việc đưa người vượt biên trái phép trong mùa dịch làm bùng phát dịch thì còn có thể bị khởi tố tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người quy định tại điều 240 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Làm chết người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm chết 02 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tội đưa người vượt biên trái phép bị xử lý như thế nào năm 2022?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Bắt ép người khác trốn đi nước ngoài bị xử lý như thế nào?

Theo quy định của Luật hình sự:
Người nào cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Phạm tội một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Đối với từ 05 người đến 10 người;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Vì động cơ đê hèn;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
+ Đối với 11 người trở lên;
+ Làm chết người.

Môi giới cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam trái phép là gì?

Môi giới cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam trái phép được hiểu là hành vi làm trung gian giữa các bên để thu xếp cho người khác nhập cảnh mà không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.