Vì sao cần phải tiến hành thủ tục hòa giải trong ly hôn ?

25/08/2021
Vì sao cần phải tiến hành thủ tục hòa giải trong ly hôn ?
961
Views

Con người sinh ra và lớn lên đều mong muốn được kết hôn theo ý chí tự nguyện của mình. Tuy nhiên, hiện thực cuộc sống luôn tồn tại các mặt khác nhau. Kết hôn và ly hôn là hai mặt của đời sống gia đình. Nếu kết hôn là kết quả của tình yêu đôi lứa thì hậu quả của việc ly hôn không chỉ là chấm dứt mối quan hệ hôn nhân giữa hai người mà nó còn kéo theo các hệ lụy khác như: Hạnh phúc gia đình đổ vỡ, những đứa trẻ bị tổn thương về tình cảm của bố hoặc mẹ, thiếu tự tin trong cuộc sống,…

Có thể nói ly hôn là một trong những hệ quả của sự phát triển kinh tế xã hội và là nguyên nhân của nhiều tệ nạn xã hội khác. Khi có yêu cầu ly hôn Tòa án thường có các bước hòa giải trước khi đi đến kết luận chính thức. Điều này chứng tỏ xã hội coi trọng hạnh phúc của mỗi cá nhân, gia đình, không mong muốn sự đổ vỡ.

Tại sao cần hòa giải trong ly hôn? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Thế nào là ly hôn?

Căn cứ tại khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:

“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Theo, đó Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức, đó là: bản án; hoặc quyết định của Tòa án.

  • Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
  • Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

Đối tượng có quyền yêu cầu ly hôn

Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, những người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bao gồm:

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và đứa trẻ, pháp luật quy định chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Nguyên tắc hòa giải trong ly hôn

Hòa giải là gì?

Hòa giải là việc bên thứ ba tiến hành thuyết phục, hỗ trợ cho các bên trong thỏa thuận, thương lượng để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bất đồng với nhau. Hòa giải có thể được tiến hành tại cơ sở, tòa án hoặc trung tâm trọng tài thương mại,… để giải quyết các tranh chấp về ly hôn, lao động, thương mại,…

Giải quyết yêu cầu ly hôn bằng phương thức hòa giải có ý nghĩa to lớn trong việc hàn gắn mối quan hệ; giải quyết xung đột vợ chồng; hướng tới giải quyết vụ việc một cách hài hòa; nhanh chóng

Các nguyên tắc

Khoản 2 Điều 205 BLTTDS 2015 đã quy định cụ thể về các nguyên tắc trong giải quyết dân sự; mà trong trường hợp này là hòa giải trong ly hôn

Một là, Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các bên đương sự. Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng trong các vấn đề phát sinh sau khi ly hôn như việc chia tài sản; nuôi dưỡng con cái và nghĩa vụ cấp dưỡng,…

Hai là, Không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

Ba là, Nội dung thỏa thuận không được vi phạm điều cấm của luật và không trái với đạo đức xã hội. Sự thỏa thuận giữa vợ và chồng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật.

Ý nghĩa của hòa giải trong ly hôn

Việc pháp Luật đặt ra thủ tục hòa giải trong quá trình ly hôn có rất nhiều ý nghĩa về mặt pháp lý; cũng có ý nghĩa không nhỏ về vấn đề nhân văn. Giúp hàn gắn lại các hoàn cảnh gia đình trước nguy cơ tan vỡ; ảnh hưởng đến các thế hệ trước và sau trong gia đình.

  • Về mặt pháp lý: Việc hòa giải khi hai vợ chồng ly hôn là thủ tục bắt buộc; để khi giải quyết ly hôn tòa án nắm được vụ việc đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho hai bên; để cho hai bên có thời gian suy nghĩ thỏa thuận với nhau các vấn đề liên quan đến vấn đề ly hôn như: Tài sản chung; quyền nuôi con;…Từ đó có thể rút ngắn được quá trình giải quyết ly hôn tại Tòa án; hài hòa được cao nhất lợi ích của cả hai bên.
  • Về tính nhân văn: Việc hòa giải ở Tòa án để Tòa án phân tích những điểm đúng; điểm sai của hai bên. Từ đó để cho hai vợ chồng có thời gian về suy nghĩ hàn gắn lại. Mục đích cuối cùng của việc hòa giải là mong muốn hai vợ chồng hàn gắn lại; quay lại với nhau.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Vì sao cần phải tiến hành thủ tục hòa giải trong ly hôn?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Trường hợp ly hôn không có bản chính giấy đăng ký kết hôn thì cần làm gì?

Trong trường hợp này nếu như không cấp được bản chính giấy đăng ký kết hôn thì chị có thể ra UBND cấp xã nơi hai vợ chồng chị đăng ký kết hôn để xin cấp lại bản sao và chị phải gửi kèm hồ sơ tờ trình, chị trình bày rõ lý do tại sao lại không xuất trình được bản gốc giấy đăng ký kết hôn của hai vợ chồng với Tòa án.

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của cha/mẹ?

Tòa án chỉ giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong các căn cứ do pháp luật quy định. Trong trường hợp con trên 7 tuổi thì Tòa sẽ xem xét đến cả nguyện vọng của con.

Có bắt buộc phải tiến hành hòa giải trong ly hôn không?

Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thủ tục này là bắt buộc. Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Tòa án cần làm gì trước khi tiến hành hòa giải trong ly hôn?

Trước khi thực hiện hòa giải: Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan để có có hướng hòa giải cho phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận