Vốn đăng ký kinh doanh là gì theo quy định năm 2022

18/07/2022
Vốn đăng ký kinh doanh là gì theo quy định năm 2022
1165
Views

Khi thành lập công ty, một trong những vấn đề mà chủ doanh nghiệp quan tâm là vốn đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, có nhiều cá nhân tổ chức khi thành lập công ty chưa nắm rõ về vốn đăng ký kinh doanh. Nhiều người còn thắc mắc vốn đăng ký kinh doanh là gì? Quy định về vốn đăng ký kinh doanh như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc đó, Hãy theo dõi bài viết Vốn đăng ký kinh doanh là gì theo quy định năm 2022? của luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Vốn đăng ký kinh doanh là gì? Có phải vốn điều lệ không

Vốn đăng ký kinh doanh hay còn gọi là Vốn điều lệ khi đăng ký thành lập công ty. Theo quy định tại khoản 34, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Như vậy, vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký thành lập công ty là mức vốn mà thành viên công ty hoặc cổ đông công ty cam kết góp và được ghi nhận trong điều lệ của công ty.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa khi thành lập doanh nghiệp mà tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty, mục đích hoạt động và nhu cầu thực tế của công ty để quyết định mức vốn điều lệ cụ thể. Vì vậy, khi quyết định thành lập doanh nghiệp, thành viên công ty nên xác định vốn điều lệ dựa trên các cơ sở sau:

  • Khả năng tài chính của mình;
  • Phạm vi, quy mô hoạt động, ngành nghề kinh doanh của công ty;
  • Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
Vốn đăng ký kinh doanh là gì?
Vốn đăng ký kinh doanh là gì?

Ý nghĩa của vốn đăng ký kinh doanh

  • Vốn đăng ký kinh doanh cho ta biết đó là tổng mức vốn đầu tư đăng ký ban đầu của tất cả thành viên vào công ty để dự tính hoạt động.
  • Vốn đăng ký kinh doanh cho ta biết cơ sở phân chia lợi nhuận của các thành viên theo tỷ lệ % mức vốn mà thành viên đóng góp. Ví dụ: Thành lập công ty X có 2 thành viên A và B góp vốn. Vốn điều lệ công ty đăng ký là 1 tỷ, thành viên A góp 60% vốn điều lệ công ty tương đương 600 triệu, thành viên B góp 40% tương đương 400 triệu. Sau này khi công ty kinh doanh có lợi nhuận 500 triệu, nếu nội bộ không có thỏa thuận gì khác thì tỷ lệ phân chia lợi nhuận sẽ là thành viên A được 60% lợi nhuận tương đương 300 triệu, thành viên B được 40% lợi nhuận tương đương 200 triệu.
  • Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp tương đương. Tương ứng với tỷ lệ % vốn mà thành viên đó góp vào công ty. Cũng cùng ví dụ như trên. Thành lập công ty X có 2 thành viên A và B góp vốn. Vốn điều lệ công ty đăng ký là 1 tỷ, thành viên A góp 60% vốn điều lệ công ty tương đương 600 triệu, thành viên B góp 40% tương đương 400 triệu. Sau này công ty X kinh doanh bị thua lỗ 1,5 tỷ và bị phá sản. Thì trách nhiệm của mỗi thành viên A, B trong trường hợp này sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp. Tức là thành viên A chịu trách nhiệm hữu hạn tối đa số tiền là 600 triệu, thành viên B chịu trách nhiệm hữu hạn số tiền tối đa là 400 triệu. Phần công ty X thua lỗ vượt quá 500 triệu so với số tiền các thành viên cam kết góp ban đầu thì các thành viên không phải chịu trách nhiệm.

Những lưu ý quan trọng khi đăng ký vốn kinh doanh

Một trong những vấn đề được quan tâm nhất khi thành lập doanh nghiệp là đăng ký vốn đăng ký kinh doanh cho công ty. Vì vậy, khi đăng ký vốn kinh doanh cho công ty thì bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, về tài sản dùng để góp vốn đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 thì tài sản dùng để góp vốn đăng ký kinh doanh bao gồm những loại tài sản sau:

“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, tài sản dùng để đăng ký vốn đăng ký kinh doanh có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật và các tài sản khác có thể định giá được. Khi đăng ký vốn đăng ký kinh doanh bằng loại tài sản nào thì trong hồ sơ đăng ký bạn cần thể hiện rõ thông tin về loại tài sản đó.

Vốn đăng ký kinh doanh là gì theo pháp luật?
Vốn đăng ký kinh doanh là gì theo pháp luật?

Thứ hai, về thời hạn góp vốn

Mặc dù doanh nghiệp không cần phải chứng minh việc góp vốn khi thành lập doanh nghiệp nhưng pháp luật lại quy định thời hạn góp đủ vốn đối với những doanh nghiệp mới thành lập 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hết thời hạn trên công ty chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để điều chỉnh lại số vốn điều lệ theo số vốn thực tế doanh nghiệp đã góp. Nếu không làm thủ tục thay đổi vốn trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, về một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu về mức vốn đăng ký kinh doanh tối thiểu

Mặc dù Luật doanh nghiệp không có quy định về mức vốn điều lệ đăng ký tối thiểu hoặc tối đa đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đăng ký một số ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn điều lệ thì doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng đủ yêu cầu về vốn khi đăng ký ngành nghề kinh doanh đó.

Ví dụ về một số ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn đăng ký kinh doanh:

  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế yêu cầu vốn điều lệ 500.0000.0000 đồng;
  • Kinh doanh dịch vụ bất động sản yêu cầu vốn điều lệ từ 20.000.000.000 đồng trở lên;
  • Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động yêu cầu vốn điều lệ từ 2.000.000.000 đồng trở lên
    ….

Thứ tư, vốn đăng ký kinh doanh quyết định đến mức đóng thuế môn bài hàng năm của công ty

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc đóng thuế môn bài của doanh nghiệp được chia thành hai mức như sau:

  • Mức 1: Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng phải đóng mức thuế môn bài 3 triệu đồng /1 năm
  • Mức 2: Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống phải đóng mức thuế môn bài 2 triệu đồng/ 1 năm

Như vậy, tùy thuộc vào mức vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đã đăng ký mà doanh nghiệp sẽ phải đóng mức thuế môn bài nhất định theo quy định của pháp luật.

Vốn đăng ký kinh doanh là gì theo quy định?
Vốn đăng ký kinh doanh là gì theo quy định?

Thứ năm, được tăng giảm vốn đăng ký kinh doanh bất cứ lúc nào

Vốn đăng ký kinh doanh được tăng giảm theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. Theo khoản 1 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020, trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh đăng ký thay đổi vốn điều lệ, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

Ngoài ra, công ty có thể đăng ký thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên công ty, đối với công ty cổ phần còn có thêm hình thức tăng vốn thông qua việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ/vốn đăng ký kinh doanh.

Thời điểm đăng ký góp vốn đăng ký kinh doanh

  • Doanh nghiệp phải ghi cụ thể thời điểm góp vốn (ngày, tháng, năm) của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Thời điểm góp vốn lần đầu phải phù hợp với ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Thời điểm góp vốn lần cuối không vượt quá 36 tháng (đối với công ty TNHH) và 90 ngày (đối với công ty cổ phần) kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp.
  • Chủ sở hữu/thành viên có thể đăng ký góp vốn thành nhiều đợt. Ví dụ: đợt 1 (10/4/2012), đợt 2 (05/05/212), đợt 3 (30/7/2012).

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Vốn đăng ký kinh doanh là gì theo quy định năm 2022″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận độc thân, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Có cần chứng minh vốn khi thành lập công ty không?

Không cần chứng minh vốn khi làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ tự đăng ký và chịu trách nhiệm trên số vốn điều lệ đã đăng ký. Tuy nhiên, trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn phải thực hiện góp đủ số vốn đã cam kết để tránh bị xử phạt khi có cơ quan kiểm tra đột xuất.

Có cơ quan nào kiểm tra vốn điều lệ công ty hay không?

Không có cơ quan nào kiểm tra. Việc đăng ký vốn điều lệ và việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức vốn điều lệ là vấn đề nội bộ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh đúng luật và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ mình đăng ký khi xảy ra các vấn đề liên quan đế giải thể, phá sản thì cần đảm bảo nghĩa vụ với người lao động, đối tác, chủ nợ…

Quy định về vốn điều lệ tối thiểu, vốn điều lệ tối đa khi thành lập công ty

Căn cứ vào Luật Doanh Nghiệp 2020 và các quy định liên quan, không có ràng buộc về vốn điều lệ tối thiểu và tối đa khi thành lập công ty (đối với các ngành nghề kinh doanh thông thường). Việc đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp tùy thuộc vào quy mô kinh doanh mà bạn dự định triển khai. Việc đăng ký tăng vốn điều lệ rất đơn giản, nên theo kinh nghiệm riêng của dịch vụ thành lập công ty TPHCM, khi mới thành lập công ty, bạn nên đăng ký vốn điều lệ để hạn chế rủi ro về việc chịu trách nhiệm trên số vốn điều lệ đăng ký.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.