Không đăng ký kinh doanh có được xuất hóa đơn không?

18/07/2022
Không đăng ký kinh doanh có được xuất hóa đơn không?
454
Views

Khi hoạt động kinh doanh, chắc hẳn các công ty, doanh nghiệp sẽ lo lắng về vấn đề xuất hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ chưa được đăng ký kinh doanh. Nhiều người đặt ra thắc mắc: Không đăng ký kinh doanh có được xuất hóa đơn không? Để làm rõ vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Trường hợp nào phải xuất hóa đơn?

Về nguyên tắc khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ các chủ thể kinh doanh phải có nghĩa vụ xuất hóa đơn cho khách hàng. Đây là một trong những việc cần thiết nhằm đảm bảo tính hợp pháp cho các giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong kinh doanh. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ không phải xuất hóa đơn. Cụ thể, Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC:

  • Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh
  • Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh
  • Cơ sở kinh doanh có sử dụng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, luân chuyển nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông 

Như vậy, nếu cung ứng hàng hóa dịch vụ thuộc một trong các trường hợp trên thì không phải lập hóa đơn. Ngược lại, nếu không thuộc một trong các trường hợp vừa nêu thì bắt buộc phải xuất hóa đơn.

Không đăng ký kinh doanh có được xuất hóa đơn hay không?
Không đăng ký kinh doanh có được xuất hóa đơn hay không?

Không đăng ký kinh doanh có được xuất hóa đơn không?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và Thông tư 96/2015/TT-BTC, từ 1/7/2015, các doanh nghiệp được phép :

  • Xuất hóa đơn cho các lĩnh vực mà mình kinh doanh (không cần thuộc ngành nghề đã đăng ký), mà chỉ cần thông báo với cơ quan cấp giấy phép ĐKKD, không sợ vi phạm kinh doanh trái ngành nghề.
  • Hạch toán các khoản doanh thu hàng hóa và cung cấp dịch vụ của tất cả những ngành nghề mà mình kinh doanh (theo quy định của Pháp luật) vào Tài khoản 511- Doanh thu cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn được. Tuy nhiên, nếu không thực hiện thủ tục thông báo về thêm ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư.

Mức phạt khi các doanh nghiệp xuất hóa đơn mà không có ngành nghề kinh doanh

Theo Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đưa ra quy định về: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có nội dung như sau: Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Không đăng ký kinh doanh có được xuất hóa đơn không?
Không đăng ký kinh doanh có được xuất hóa đơn không?

Tại Điều 49 Nghị định 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức phạt đối với vi phạm quy định về về việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:

Điều 49. Vi phạm về thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

1. Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 01 ngày đến 10 ngày.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 11 ngày đến 30 ngày.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 31 ngày đến 90 ngày.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 91 ngày trở lên.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa thông báo thay đổi theo quy định;

b) Buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Do đó nếu doanh nghiệp xuất hóa đơn đối với những ngành nghề kinh doanh không có trong đăng ký thì vẫn sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Thẩm quyền xử phạt khi các doanh nghiệp xuất hóa đơn mà không có ngành nghề kinh doanh:

Thẩm quyền xử phạt với trường hợp này được quy định tại Khoản 3 Điều 75 nghị định 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Như vậy trong trường hợp các doanh nghiệp xuất hóa đơn mà không có ngành nghề kinh doanh thì Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt đối với doanh nghiệp đó.

Không đăng ký kinh doanh có được xuất hóa đơn theo quy định?
Không đăng ký kinh doanh có được xuất hóa đơn theo quy định?

Chưa thông báo thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp có được xuất hóa đơn?

Theo Điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về hoá đơn bất hợp pháp, như sau:

Điều 22. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Sử dụng hoá đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.

Hoá đơn giả là hoá đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hoá đơn.

Hoá đơn chưa có giá trị sử dụng và hoá đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.

Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoá đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).”

Như vậy, hóa đơn được xuất trước khi doanh nghiệp thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh không bị xem là hóa đơn bất hợp pháp; các bên vẫn được kê khai, khấu trừ thuế bình thường đối với hóa đơn này nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện của Luật thuế hiện hành. Sau khi xuất hoá đơn thì doanh nghiệp cần phải tiến hành thông báo về việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh tới cơ quan đăng ký kinh doanh nếu không thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Không đăng ký kinh doanh có được xuất hóa đơn không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận độc thân, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Nếu xuất hóa đơn với ngành nghề không đăng ký sau đó mới đăng ký bổ sung ngành nghề đó thì có bị xử phạt không?

Doanh nghiệp sẽ không bị xử phạt với hành vi xuất hóa đơn với ngành nghề chưa đăng ký mà có thể bị xử phạt với hành vi không thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Sẽ xảy ra 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Xuất hóa đơn với ngành nghề không đăng ký và thực hiện thông báo đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có thay đổi. Trường hợp này sẽ không bị xử phạt.
Trường hợp 2: Xuất hóa đơn với ngành nghề không đăng ký và thực hiện thông báo đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn 10 ngày kể từ khi có thay đổi. Tùy vào thời gian quá hạn mà mức phạt tiền sẽ khác nhau.

Hóa đơn có mấy loại?

Hóa đơn có 4 loại:
– Hóa đơn GTGT: là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ 
– Hóa đơn bán hàng: Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
– Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
– Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng… hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.