Người được hoãn chấp hành án không có mặt theo yêu cầu triệu tập thì giải quyết thế nào?

26/07/2022
Người được hoãn chấp hành án không có mặt theo yêu cầu triệu tập thì giải quyết thế nào?
318
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết việc người được hoãn chấp hành án không có mặt theo yêu cầu triệu tập thì giải quyết thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Theo quy định của pháp luât nếu người bị kết án thoả một số quy định của pháp luật sẽ được hoãn chấp hành án. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của luật Thi hành án Hình sự nếu trong trường hợp người được hoãn chấp hành án không có mặt theo yêu cầu triệu tập thì giải quyết thế nào?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc người được hoãn chấp hành án không có mặt theo yêu cầu triệu tập thì giải quyết thế nào? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Quy định về nguyên tắc thi hành án hình sự

Theo quy định tại Điều 4 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định về nguyên tắc thi hành án hình sự như sau:

  • Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
  • Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng danh dự,nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại chấp hành án.
  • Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất, mức độ phạm tội, độ tuổi, sức khỏe, giới tính, trình độ học vấn và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
  • Thi hành án đối với người dưới 18 tuổi chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.
  • Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
  • Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.
  • Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong hoạt động thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật

Các hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự

Theo quy định tại Điều 10 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự như sau:

– Phá hủy cơ sở quản lý, giam giữ; hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở quản lý, giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi quản lý, giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải, dẫn giải; đánh tháo phạm nhân, người chấp hành biện pháp tư pháp, người bị áp giải, dẫn giải.

– Không chấp hành quyết định thi hành án hình sự; cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nội quy, quy chế về thi hành án hình sự hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.

– Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về thi hành án hình sự; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm thi hành án hình sự.

Người được hoãn chấp hành án không có mặt theo yêu cầu triệu tập thì giải quyết thế nào?
Người được hoãn chấp hành án không có mặt theo yêu cầu triệu tập thì giải quyết thế nào?

– Không ra quyết định thi hành án hình sự; không thi hành quyết định trả tự do theo quy định của pháp luậtvà quyết định khác của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.

– Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, nhũng nhiễu trong thi hành án hình sự.

– Tha trái pháp luật người đang bị giam, người bị áp giải thi hành án; thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, canh gác, áp giải thi hành án để người chấp hành án phạt tù, án tử hình hoặc án phạt trục xuất trốn.

– Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị miễn, giảm, hoãn, tạm đình chỉ, tha tù trước thời hạn có điều kiện, rút ngắn thời gian thử thách cho người không đủ điều kiện; không đề nghị cho người đủ điều kiện được miễn, giảm, hoãn, tạm đình chỉ, tha tù trước thời hạn có điều kiện, rút ngắn thời gian thử thách; đề nghị hoặc không đề nghị chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp tư pháp, hoãn, đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp; cản trở người, pháp nhân thương mại chấp hành án thực hiện các quyền theo quy định của Luật này.

– Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục người chấp hành án, biện pháp tư pháp.

– Kỳ thị, phân biệt đối xử hoặcxâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người, pháp nhân thương mại chấp hành án.

– Cấp hoặc từ chối cấp trái quy định của pháp luật quyết định, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc giấy tờ khác về thi hành án hình sự.

– Làm sai lệch hồ sơ, sổ sách về thi hành án hình sự.

Người được hoãn chấp hành án không có mặt theo yêu cầu triệu tập thì giải quyết thế nào?

Theo quy định tại Điều 25 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định về thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù như sau:

Điều 25. Thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải triệu tập người được hoãn chấp hành án đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc đơn vị quân đội đang quản lý người đó để thông báo quyết định và yêu cầu người đó cam kết bằng văn bản chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Người được hoãn chấp hành án phạt tù phải có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Trường hợp người được hoãn chấp hành án phạt tù không cam kết thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập biên bản và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù để xử lý theo thẩm quyền.

Trường hợp người được hoãn chấp hành án không có mặt theo yêu cầu triệu tập thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội để xác minh và yêu cầu họ có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội để làm thủ tục thông báo và cam kết chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.

Trường hợp người được hoãn chấp hành án vì lý do bệnh nặng đang điều trị tại bệnh viện hoặc tại nhà mà không thể có mặt theo yêu cầu triệu tập thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội và bệnh viện nơi điều trị, gia đình người được hoãn để làm thủ tục thông báo và cam kết chấp hành pháp luật.

Như vậy thông qua quy định trên ta đã biết được câu trả lời người được hoãn chấp hành án không có mặt theo yêu cầu triệu tập thì giải quyết thế nào? Câu trả lời cho câu hỏi người được hoãn chấp hành án không có mặt theo yêu cầu triệu tập thì giải quyết thế nào như sau:

  • Trường hợp người được hoãn chấp hành án không có mặt theo yêu cầu triệu tập thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội để xác minh và yêu cầu họ có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội để làm thủ tục thông báo và cam kết chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
  • Trường hợp người được hoãn chấp hành án phạt tù không cam kết thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập biên bản và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù để xử lý theo thẩm quyền.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luatsu247

Trên đây là tư vấn của Luatsu247 về vấn đề Người được hoãn chấp hành án không có mặt theo yêu cầu triệu tập thì giải quyết thế nào?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục sang tên nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan nào?

– Người được hoãn chấp hành ánvà người đại diện trong trường hợp người được hoãn chấp hành án là người dưới 18 tuổi;
– Viện kiểm sát cùng cấp;
– Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hoãn thi hành án cư trú, làm việc;
– Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở;
– Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được hoãn chấp hành án là người nước ngoài.

Ai là người ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù?

– Đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án làm việc hoặc cư trú ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù. Đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị phải được gửi cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan.

Hồ sơ đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù gồm những giấy tờ gì?

– Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; trường hợp xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì phải có bản án sơ thẩm kèm theo;
– Quyết định thi hành án phạt tù;
– Quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự đưa người chấp hành ánphạt tù đến trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
– Danh bản của người chấp hành ánphạt tù;
– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh quốc tịch đối với người chấp hành ánphạt tù là người nước ngoài;
– Phiếu khám sức khỏe và tài liệu khác có liên quan đến sức khỏe của người chấp hành ánphạt tù;
– Bản nhận xét việc chấp hành nội quy của trại tạm giam, nhà tạm giữ đối với người bị tạm giam;
– Tài liệu khác có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.