Quy trình tiếp nhận công chức chuyển công tác như thế nào?

18/07/2022
Quy trình tiếp nhận công chức chuyển công tác
1628
Views

Công chức làm việc trong cơ quan nhà nước trong một số trường hợp đặc biệt cần chuyển công tác. Việc chuyển công tác cũng phát sinh ra vấn đề về việc tiếp nhận các công chức chuyển công tác. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Quy trình tiếp nhận công chức chuyển công tác” qua bài viết sau đây nhé!

Công chức chuyển công tác

Theo quy định tại Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định:

– Điều động được hiểu là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này này sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.

– Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao chuyên môn theo yêu cầu nhiệm vụ.

Không phải bất kì lúc nào, bất kì lý do hay hoàn cảnh nào cơ quan có thẩm quyền cũng điều động, luân chuyển.

Căn cứ vào Điều 26 Luật cán bộ, công chức 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định:

Điều kiện để điều động, luân chuyển cán bộ:

– Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động, luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

– Việc điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 50 và Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định về điều động, luân chuyển công chức như sau:

– Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

– Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.

– Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

Ngoài việc được điều động hoặc luân chuyển công chức còn có thể được biệt phát sang các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách hoặc để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định. Thời gian biệt phát là không quá 03 năm, trừ một số ngành lĩnh vực do Chính phủ quy định. Không biệt phát công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Khi biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn công chức sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Quy trình chuyển nơi công tác của công chức

Điều động công chức:

+ Thẩm quyền điều động công chức: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.

+ Trình tự thủ tục điều động công chức:

Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động công chức thuộc phạm vi quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện;

Lập danh sách công chức cần điều động;

Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp;

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thực hiện trình tự, thủ tục điều động như trường hợp bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại khoản 3 Điều 46 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.

Trước khi quyết định điều động công chức, người đứng đầu cơ quan được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc điều động để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Biệt phái công chức:

+ Thẩm quyền biệt phái công chức: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc biệt phái công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.

+ Trình tự, thủ tục biệt phái công chức:

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức nơi công chức công tác và nơi được cử đến biệt phái có văn bản trao đổi, thống nhất ý kiến;

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý.

Trước khi quyết định biệt phái công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý:

Bước 1: Đề xuất chủ trương:

Căn cứ nhu cầu luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý của cơ quan, tổ chức; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.

Bước 2. Đề xuất nhân sự luân chuyển:

Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thông báo để các địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất nhân sự luân chuyển.

Bước 3: Chuẩn bị nhân sự luân chuyển:

Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, tổ chức; tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển;

Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức luân chuyển có trách nhiệm nhận xét, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác và uy tín; quá trình công tác và ưu, khuyết điểm của người được đề xuất luân chuyển; có kết luận về tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Đảng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển cán bộ.

Bước 4: Trao đổi với các cơ quan liên quan, công chức được dự kiến luân chuyển:

Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định của các cơ quan liên quan;

Tổ chức gặp gỡ với công chức được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với công chức luân chuyển.

Bước 5: Tổ chức thực hiện luân chuyển:

Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển;

Cơ quan có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quyết định luân chuyển;

Phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện luân chuyển của công chức luân chuyển;

Phối hợp với các cơ quan có liên quan phân công, bố trí và thực hiện chính sách đối với công chức sau khi luân chuyển.

Quy trình tiếp nhận công chức chuyển công tác
Quy trình tiếp nhận công chức chuyển công tác

Quy trình tiếp nhận công chức chuyển công tác

Công chức được điều động, luân chuyển, chuyển ngạch và cán bộ, công chức cấp xã được xét chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên thì cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức khi tiếp nhận công chức phải yêu cầu cơ quan quản lý hồ sơ công chức cũ bàn giao đầy đủ hồ sơ của công chức đó.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ là 30 ngày, kể từ ngày công chức có quyết định chuyển ngạch, điều động, luân chuyển, biệt phái hoặc cán bộ, công chức cấp xã được xét chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên.

Hồ sơ khi tiếp nhận phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Ghi phiếu chuyển hồ sơ theo biểu mẫu quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều 1 Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV;

b) Kiểm tra niêm phong, dấu bưu điện (nếu gửi qua đường bưu điện) và xác nhận tình trạng tài liệu nhận được vào phiếu chuyển hồ sơ và gửi trả phiếu này cho nơi giao hồ sơ hoặc có văn bản trả lời nơi gửi hồ sơ và xác nhận tình trạng niêm phong;

c) Vào sổ giao, nhận hồ sơ theo biểu mẫu quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV;

d) Lập số hồ sơ, lập phiếu liệt kê tài liệu, lập phiếu kiểm soát hồ sơ, vào sổ đăng ký hồ sơ và lập biên bản giao nhận;

đ) Việc chuyển giao hồ sơ do cơ quan quản lý công chức thực hiện.

Công chức nghỉ hưu, chuyển công tác, thôi việc, hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc và từ trần thì việc chuyển giao và lưu trữ hồ sơ được thực hiện như sau:

a) Công chức nghỉ hưu, thôi việc hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc được nhận một bản sao “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức”, các quyết định liên quan. Hồ sơ gốc vẫn do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý hồ sơ công chức lưu giữ, bảo quản và đưa vào nhóm công chức thôi việc. Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức chỉ được xác nhận và cấp lại bản sao “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức” khi có yêu cầu bằng văn bản và trên cơ sở hồ sơ gốc lưu trữ;

b) Đối với công chức từ trần gia đình công chức được nhận một bản sao “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức”. Hồ sơ gốc vẫn do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý hồ sơ công chức lưu giữ, bảo quản;

c) Đối với công chức chuyển công tác hoặc chuyển ra khỏi cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước được nhận một bản sao “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức” của bản thân. Hồ sơ gốc vẫn do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức đó lưu giữ, bảo quản và chỉ được chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác quản lý khi các cơ quan, tổ chức, đơn vị đó có yêu cầu bằng văn bản.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Quy trình tiếp nhận công chức chuyển công tác”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam; thủ tục đăng ký bảo hộ logo… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ xin chuyển công tác của công chức gồm những gì?

– Đơn xin chuyển công tác trong đơn cần phải có chữ kí xác nhận và đóng dấu của cơ quan mà người đó đang làm việc;
– Có văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ quan, đơn vị mới;
– Sơ yếu lý lịch hợp lệ trong đó có dán ảnh và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan nơi đang công tác;
– Các loại văn bằng, chứng chỉ nếu có;
– Bản sao công chứng, chứng thực quyết định mức lương hiện tại;
– Bản sao của quyết định bổ nhiệm vị trí hiện tại;
– Giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu bản sao có công chứng, chứng thực.

Công chức mới công tác 1 năm đã thuyên chuyển công tác định kỳ, có đúng luật?

Công chức phải có thời hạn công tác đủ 36 tháng thì mới được chuyển đổi vị trí công tác. Nhưng người được chuyển đổi vị trí công việc với bạn lại mới công tác được 1 năm thì chưa thuộc diện được chuyển đổi do vậy việc chuyển vị trí công tác cho người mới công tác được 1 năm là sai pháp luật.
Về việc điều chuyển bạn thì phải đúng theo nguyên tắc của Điều 4 luật này là bắt buộc điều chuyển theo định kỳ, và phải điều chuyển đúng chuyên môn, nghiệp vụ của bạn. Do đó, nếu bạn bị điều chuyển nhưng vẫn đúng chuyên môn, nghiệp vụ thì bạn bắt buộc phải điều chuyển theo quy định của pháp luật.
Nếu công việc hiện tại khó khăn, không đúng sở trường bạn có thể gửi đơn đến người đứng đầu cơ quan của mình đề cập đến những khó khăn để cơ quan xem xét thuyên chuyển cho bạn đến vị trí công việc phù hợp.

Sự giống nhau giữa điều động và biệt phái công chức là gì?

Bởi cùng tác động đến một đối tượng nên giữa điều động và biệt phái công chức có một số điểm giống nhau như:
– Đều áp dụng với công chức, được quy định chi tiết trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 24/2010/NĐ-CP;
– Đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác;
– Được thuê nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.