Chào Luật sư, hiện tại tôi đang đi công tác xa nhà. Cuối tháng này gia đình tôi có dự tính đi du lịch sang nước ngoài. Không biết tôi có thể nhờ vợ tôi làm hộ chiếu thay không? Nếu như làm hộ chiếu thay thì có bắt buộc có giấy ủy quyền không? Có được nhờ vợ đi làm hộ chiếu không theo quy định? Làm hộ chiếu bao lâu thì sẽ nhận được? Làm hộ chiếu tốn bao nhiêu tiền? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Hộ tịch
Nội dung tư vấn
Hộ chiếu là gì?
Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Chức năng của hộ chiếu
Hộ chiếu là một giấy thông hành. Do đó chức năng chính của nó là để xuất cảnh và nhập cảnh tại một quốc gia. Hộ chiếu thường được sử dụng khi chủ sở hữu muốn đi lại qua khu vực quốc tế. Nếu muốn xuất ngoại và nhập cảnh vào nước khác, việc làm hộ chiếu là điều bắt buộc.
Bên cạnh đó, nó còn là căn cứ để xác định các thông tin nhân thân của một người. Trong một số trường hợp, hộ chiếu dùng để xác nhận thông tin nhận dạng như nhận phòng khách sạn hoặc khi đổi tiền sang nội tệ.
Các loại hộ chiếu ở Việt Nam
Hộ chiếu Việt Nam được quy định tại Luật xuất cảnh và nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
Hiện nay, ở Việt Nam có 3 loại hộ chiếu chính:
- Loại thứ nhất là màu xanh lá, đây là loại phổ biến nhất, hộ chiếu phổ thông; danh cho người cần ra nước ngoài.
- Loại thứ hai là xanh ngọc bích, thường dành cho công vụ ngoại giao ở nước ngoài.
- Cuối cùng là loại màu đỏ, chỉ dành cho quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước.
Mất giấy khai sinh bản gốc thì có làm được hộ chiếu hay không?
Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về cấp hộ chiếu phổ thông cho trẻ em ở trong nước như sau:
Điều 15. Cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước
1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này; xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
2. Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;
b) Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;
d) Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
3. Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.
Có được nhờ vợ đi làm hộ chiếu không theo quy định?
Khoản 6 Điều 1 Nghị định 94/2015/NĐ-CP quy định như sau: Công dân Việt Nam ở trong nước đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh theo một trong các cách sau đây:
– Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
– Gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú và đề nghị được nhận kết quả qua đường bưu điện. Việc gửi hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện thực hiện theo thủ tục do Bộ Công an và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam quy định.
– Ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Việc ủy thác thực hiện theo quy định của Bộ Công an.
Theo quy định này, bạn có thể nộp hồ sơ cấp hộ chiếu và nhận kết quả bằng 3 cách: Nộp hồ sơ trực tiếp, gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
Như vậy bạn có thể nhờ vợ bạn gửi hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu qua đường bưu điện, lưu ý phải ghi tên người gửi là tên bạn.
Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu bao gồm những nội dung gì?
Khi đề nghị cấp hộ chiếu, công dân cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
– 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu;
– 02 ảnh cỡ 4 x 6 cm mới chụp, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.
– Giấy đã trình báo việc mất hộ chiếu.
Đối với trẻ dưới 14 tuổi:
– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu được Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh;
– Nếu đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp:
- 01 bản sao giấy khai sinh;
- 02 ảnh cỡ 4cm x 6cm.
- Tờ khai do cha, mẹ/ cha mẹ nuôi/ người giám hộ khai và ký thay (có giấy tờ chứng minh mối quan hệ như sổ hộ khẩu, quyết định nuôi con nuôi hay quyết định chỉ định người giám hộ).
– Trẻ dưới 9 tuổi xin cấp chung hộ chiếu với cha, mẹ
+ 01 bản sao giấy khai sinh;
+ 02 ảnh cỡ 3cm x 4 cm.
Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm những loại giấy tờ nào?
Khi đề nghị cấp hộ chiếu, công dân cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
– 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu;
– 02 ảnh cỡ 4 x 6 cm mới chụp, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.
– Giấy đã trình báo việc mất hộ chiếu.
Đối với trẻ dưới 14 tuổi:
– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu được Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh;
– Nếu đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp:
- 01 bản sao giấy khai sinh;
- 02 ảnh cỡ 4cm x 6cm.
- Tờ khai do cha, mẹ/ cha mẹ nuôi/ người giám hộ khai và ký thay (có giấy tờ chứng minh mối quan hệ như sổ hộ khẩu, quyết định nuôi con nuôi hay quyết định chỉ định người giám hộ).
– Trẻ dưới 9 tuổi xin cấp chung hộ chiếu với cha, mẹ
+ 01 bản sao giấy khai sinh;
+ 02 ảnh cỡ 3cm x 4 cm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Có được nhờ vợ đi làm hộ chiếu không theo quy định?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Hộ chiếu hết hạn có bị phạt không? Có gia hạn được không?
- Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông theo quy định
- Thời hạn sử dụng hộ chiếu là bao nhiêu năm?
Câu hỏi thường gặp
Người đề nghị cấp có thể nộp hồ sơ đến các cơ quan sau:
-Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú
– Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi với trường hợp có thẻ căn cước
– Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an
hời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:
a) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
b) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
c) Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
Hộ chiếu công vụ là loại hộ chiếu dành cho những quan chức lãnh đạo, có thẩm quyền nhất định và được giao đi làm nhiệm ở nước ngoài, cho phép họ đi đến mọi quốc gia mà không cần visa. Khác với hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ chỉ có thời hạn 05 năm tính từ ngày cấp.