Xe cá nhân đăng ký kinh doanh thực hiện thủ tục như thế nào?

12/07/2022
Xe cá nhân đăng ký kinh doanh như thế nào?
522
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi có thắc mắc như sau, mong nhận được sự giải đáp của Luật sư. Ô tô là một trong các phương tiện đi lại phổ biến trong cuộc sống mà hầu hết được nhiều người chọn lựa để di chuyển. Tuy nhiên, không phải ai cũng có một khoản tiền lớn để mua ô tô, do đó, vào các dịp lễ, tết, nhu cầu thuê ô tô được trở nên phổ biến. Vậy đây có phải hình thức kinh doanh vận tải không? Xe cá nhân đăng ký kinh doanh như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Dùng xe gia đình để chở khách có phải đăng ký kinh doanh?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP:

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phưong tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Như vậy, chỉ cần xe ô tô có phát sinh vận chuyển hành khách, hàng hóa nhằm sinh lợi đều được xếp vào kinh doanh vận tải.

Hiện nay, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;

b) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;

c) Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

d) Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;

đ) Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

Như vậy, xe ô tô có phát sinh hoạt động kinh doanh vận tải bắt buộc phải đăng ký kinh doanh vận tải.

Xe cá nhân đăng ký kinh doanh như thế nào?

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định:

“2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.”

Theo quy định trên, hoạt động được coi là kinh doanh vận tải ô tô phải có đầy đủ các yếu tố sau:

– Thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải như: trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe, quyết định giá cước vận tải;

Xe cá nhân đăng ký kinh doanh như thế nào?
Xe cá nhân đăng ký kinh doanh như thế nào?

– Đối tượng vận chuyển là hành khách, hàng hoá;

– Hoạt động nhằm mục đích là sinh lời.

Như vậy, có thể thấy hoạt động dùng ô tô gia đình chở khách (có thu phí) sẽ được coi là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, hộ kinh doanh cá thể chỉ được phép kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô khi đáp ứng được các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.

Đầu tiên, để thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì trước hết bạn cần thành lập hộ kinh doanh cá thể theo quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì khi thành lập bạn cần phải đăng ký những ngành nghề kinh doanh liên quan đến dịch vụ vận tải.

Để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hộ kinh doanh cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của hộ kinh doanh cá thể bao gồm:

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đơn vị nộp hồ sơ đến Sở giao thông vận tải các tỉnh theo hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó.

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho hộ kinh doanh cá thể.

Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Bước 4: Nhận kết quả

Xe kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh bị phạt như thế nào?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phạt tiền từ 07 – 10 triệu đồng đối với cá nhân, từ 14 – 20 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;

– Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải…

Như vậy, mức phạt với ô tô kinh doanh vận tải nhưng không đăng ký tối đa là 20 triệu đồng.

Những loại xe nào bắt buộc phải dán phù hiệu?

08 loại xe phải dán phù hiệu xe được quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP, bao gồm:

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”;

– Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”;

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt Phải có phù hiệu “XE BUÝT”;

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi phải có phù hiệu “XE TAXI”;

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”;

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”;

– Xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”;- Xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải phải có phù hiệu “XE TẢI”.

Xe kinh doanh vận tải không dán phù hiệu bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với xe kinh doanh vận tải không dán phù hiệu; mà lưu thông trên đường, không chỉ tài xế bị phạt mà ngay cả chủ xe cũng đồng thời bị xử phạt theo các mức sau:

  • Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng khi điều khiển xe không có; hoặc không gắn phù hiệu ô tô theo quy định về phù hiệu (đối với các xe có quy định phải gắn phù hiệu); hoặc có gắn phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc tự ý gắn phù hiệu ô tô không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện quy định về phù hiệu không gắn phù hiệu ô tô; còn bị bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. (Khoản 8 Điều 23).
  • Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với cá nhân; từ 12 triệu đồng đến 16 triệu đồng đối với đơn vị giao phương tiện kinh doanh vận tải cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện vi phạm quy định về phù hiệu. (Khoản 9 Điều 30).

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Xe cá nhân đăng ký kinh doanh như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về đăng ký bảo hộ logo công ty, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, thủ tục xác nhận độc thân, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, thủ tục thành lập công ty liên doanh và mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Xin giấy phép kinh doanh vận tải ô tô ở đâu?

Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đơn vị nộp hồ sơ đến Sở giao thông vận tải các tỉnh theo hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó.

Lệ phí, phí cấp giấy phép vận tải là bao nhiêu?

Mức thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải là 200.000 đồng/giấy phép. Trong trường hợp đổi, cấp lại (do hết hạn, mất, hỏng, thay đổi tên người đại diện theo pháp luật, thay đổi địa điểm kinh doanh, bổ sung ngành nghề kinh doanh): 50.000 đồng/lần cấp.

Thời hạn giải quyết hồ sơ xin giấy phép vận tải là bao lâu?

Thời gian cấp giấy phép kinh doanh xe vận tải tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ khi Sở giao thông vận tải cấp tỉnh nhận hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cần sửa đổi, bổ sung thì thời gian kéo dài hơn dự kiến.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.