Xin chào Luật sư. Tôi tên là Hòa, hiện tại tôi đang bị cấm cư trú ở quê mà bố tôi vừa mất. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, đối với trường hợp của tôi, bố mất mà đang bị phạt cấm cư trú thì có được về chịu tang hay không? Tôi cần phải làm gì để được về chịu tang của bố? Cảm ơn Luật sư. Mong được giải đáp.
Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Hình phạt cấm cư trú là gì?
Theo quy định tại Điều 42 BLHS, hình phạt cấm cư trú được quy định như sau:
Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định.
Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Cấm cư trú là hình phạt bổ sung buộc người bị kết án sau khi chấp hành xong hình phạt tù không được thường trú cũng như tạm trú tại một số địa phương trong thời gian nhất định. Cấm cư trú được áp dụng kèm theo hình phạt chính là hình phạt tù.
Các địa phương nào bị cấm cư trú?
Theo Điều luật quy định thì nội dung của hình phạt bổ sung là tước bỏ của người bị kết án quyền cư trú (tạm trú và thường trú) ở một số địa phương nhất định trong một thời hạn nhất định.
Những địa phương có thể bị cấm cư trú là:
+ Những thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung;
+ Những khu vực biên giới, bò biển, hải đảo;
+ Những khu vực có cơ sở quốc phòng quan trọng.
+ Những khu vực có các đầu mối giao thông quan trọng.
Người bị kết án không được cư trú ở những địa phương nói trên vì ở những địa phương đó, người bị kết án sẽ có khả năng sử dụng những điều kiện vốn có của địa phương để tiếp tục phạm tội.
Mục đích của hình phạt cấm cư trú là gì?
Hình phạt có các mục đích sau:
+ Nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội;
+ Giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới;
+ Giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Việc cấm cư trú ở một số địa phương là nhằm tiếp tục cách ly người bị kết án khỏi địa phương có điều kiện dễ thúc đẩy họ phạm tội lại, qua đó nhằm củng cố thêm kết quả giáo dục, cải tạo trong quá trình chấp hành hình phạt tù.
Các trường hợp áp dụng hình phạt cấm cư trú?
Dựa vào đối tượng của hình phạt của Bộ luật hình sự, hình phạt có thể được chia thành: hình phạt đối với người phạm tội, hình phạt đối với pháp nhân thương mại.
Cụ thể, các hình phạt chính, hình phạt bổ sung đối với người phạm tội, pháp nhân thương mại quy định theo Điều 32, 33 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 trong đó “cấm cư trú” là hình phạt bổ sung áp dụng cho người phạm tội.
Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung trong đó có hình phạt cấm cư trú nêu trên.
Bố mất mà đang bị phạt cấm cư trú thì có được về chịu tang hay không?
Căn cứ Điều 109 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cấm cư trú:
1. Người chấp hành án phạt cấm cư trú có các quyền sau đây:
a) Khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị cấm cư trú thì người chấp hành án phạt cấm cư trú được đến địa phương đó; thời gian lưu trú do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến quyết định nhưng mỗi lần không quá 05 ngày;
b) Khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú theo quy định của Luật này.
2. Người chấp hành án phạt cấm cư trú có các nghĩa vụ sau đây:
a) Không được cư trú ở những nơi đã bị cấm cư trú, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật;
c) Có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú.
Như vậy, đối với trường hợp trên của bạn Hòa thuộc một số trường hợp người đang bị cấm cư trú có thể tới nơi bị cấm cư trú. Lý do người thân qua đời được xem là có lý do chính đáng và sẽ được Ủy ban xã nơi bị cấm cư trú đồng ý giải quyết cho phép về chịu tang.
Thời gian lưu trú do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến quyết định, mỗi lần không quá 05 ngày.
Trường hợp ở quá thời gian lưu trú cho phép thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 111 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về xử lý người chấp hành án phạt cấm cư trú vi phạm nghĩa vụ như sau:
1. Trường hợp người chấp hành án đến lưu trú mà chưa được phép hoặc lưu trú quá thời hạn cho phép thì Trưởng Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, buộc họ rời khỏi địa phương và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú.
2. Trường hợp người chấp hành án phạt cấm cư trú không chấp hành nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 109 của Luật này thì không được xem xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại.
Có thể bạn quan tâm
- Được tha tù trước thời hạn muốn chuyển nơi cư trú có phải thông báo không?
- Cần khai báo với cơ quan nào khi muốn chuyển nơi cư trú nhưng lãnh án treo?
- Xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Bố mất mà đang bị phạt cấm cư trú thì có được về chịu tang hay không?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: thủ tục sang tên nhà đất, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng áp dụng đối với hình phạt cấm cư trú là những người phạm tội đã bị kết phạt tù. Tuy nhiên không phải tất cả những người bị kết án phạt tù đều bị áp dụng hình phạt cấm cư trú mà chỉ có một số đối tượng nhất định như đối với người bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia…
Hồ sơ bao gồm:
Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
Bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù;
Tài liệu khác có liên quan.
Trường hợp người chấp hành án chết, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án.