Mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giao dịch xử lý thế nào?

25/06/2022
Mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng giao dịch xử lý thế nào
605
Views

Hiện nay; việc chứng thực hợp đồng giao dịch ngày càng thể hiện được tầm quan trọng của nó; là căn cứ pháp lý quan trọng khi tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên; nhiều trường hợp chủ thể không thực hiện được chứng thực do thiếu giấy tờ; không đủ điều kiện hoặc bản thân người đó không phải là 01 bên trong hợp đồng; giao dịch nên đã xuất hiện tình trạng mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giao dịch. Hành vi này ngày càng phổ biến và rất nguy hiểm; vậy chủ thể vi phạm sẽ bị xử lý thế nào? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết: Mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giao dịch xử lý thế nào?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thế nào chứng thực hợp đồng, giao dịch?

Theo Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015; giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Trong đó:

  • Căn cứ vào Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015; hợp đồng là sự thỏa thuận giữa việc xác lập; thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
  • Giao dịch là sự thỏa thuận; trao đổi với nhau giữa các chủ thể về một vấn đề nào đó cụ thể.

Dưới góc độ pháp lý; chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện xác nhận tính chính xác; tính hợp pháp của các loại giấy tờ, văn bản hoặc chữ ký của các cá nhân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân; tổ chức có liên quan trong các quan hệ dân sự, hành chính, kinh tế.

Mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giao dịch xử lý thế nào?

Mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giao dịch xử lý thế nào?
Mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giao dịch xử lý thế nào?

Mạo danh người khác là hành vi dùng danh tính; thân phận của người khác; nhân danh họ để thực hiện việc có lợi cho mình.

Khi mạo danh chủ thể khác để được chứng thực hợp đồng; tài sản sẽ dẫn đến rắc rối cho người thực hiện chứng thực; làm cho kết quả chứng thực bị sai lệch; không đúng quy định của pháp luật. Chính vì vậy; mọi hành vi mạo danh chủ thể khác để được chứng thực hợp đồng; gia dịch sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Cụ thể là bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

  • Đối với cá nhân: mức phạt tiền là từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
  • Đối với tổ chức: mức phạt tiền là từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài ra; chủ thể vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 5 Điều 35; đó là buộc cơ quan thực hiện chứng thực đang lưu trữ hồ sơ chứng thực thông báo cho cơ quan; tổ chức, cá nhân có quyền; nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm quy.

Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chứng thực

Người yêu cầu chứng thực nộp 01  bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực bao gồm các giấy tờ sau:

  • Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
  • Bản sao Giấy CMND hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu; quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu; quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng; giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.

Lưu ý: Bản sao giấy tờ quy định tại mục (2) và (3) này được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.

Bước 2: Nộp hồ sơ chứng thực

Trường hợp người yêu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thì các bên phải ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp người giao kết hợp đồng, giao dịch là đại diện của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực, thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng, giao dịch. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu chữ ký trong hợp đồng, giao dịch với chữ ký mẫu. Nếu thấy chữ ký trong hợp đồng, giao dịch khác chữ ký mẫu, thì yêu cầu người đó ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ.

Người tiếp nhận hồ sơ phải chịu trách nhiệm về việc các bên đã ký trước mặt mình.

Có thể bạn quan tâm:

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực; nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng; giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức; làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

Các bên tham gia hợp đồng; giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

  • Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng; doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực; thì có thể ký trước vào hợp đồng;
  • Người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực; nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu; thì yêu cầu người đó ký trước mặt.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký; không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.

Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền; lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ; chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch; nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.

Nguyên tắc xử phạt hành chính

Căn cứ vào Điều 2,3,4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP; áp dụng nguyên tắc sau đây khi xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp.

Thứ nhất, về hình thức xử phạt

Có 02 hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.Tùy theo tính chất; mức độ vi phạm, tổ chức; cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:

  • Tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn.
  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn.
  • Tịch thu tang vật; phương tiện vi phạm hành chính.

Thứ hai, về mức phạt tiền

  • Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp là 50.000.000 đồng.
  • Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân; thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giao dịch xử lý thế nào?  “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục cấp hộ chiếu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thực hiện chứng thực sửa đổi; bổ sung; hủy bỏ hợp đồng; giao dịch cần có giấy tờ gì?

Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng để người thực hiện chứng thực kiểm tra và nộp 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:
– Hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;
– Dự thảo hợp đồng, giao dịch sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt có được nhờ phiên dịch thực hiện không?

Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực hợp đồng; giao dịch không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả.

Trách nhiệm của cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch?

– Cơ quan thực hiện chứng thực có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến để người yêu cầu chứng thực nhận thức rõ trách nhiệm đối với nội dung của hợp đồng; giao dịch và hệ quả pháp lý của việc chứng thực hợp đồng, giao dịch.
– Trường hợp cơ quan thực hiện chứng thực phát hiện tài sản là đối tượng của hợp đồng; giao dịch là tài sản bất hợp pháp hoặc đang có tranh chấp; đã hoặc đang là đối tượng của hợp đồng, giao dịch khác thì cơ quan thực hiện chứng thực lập biên bản vi phạm; giữ lại hồ sơ để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.