Khi đăng ký bảo hộ logo, điều mà các cá nhân, tổ chức quan tâm đến là chi phí đăng ký. Vậy, chi phí đăng ký bảo hộ logo hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ
- Thông tư 263/2016/TT-BTC
Các hình thức đăng ký bảo hộ logo
Đăng ký bảo hộ logo có thể được thực hiện thông qua đăng ký bản quyền tác giả hoặc đăng ký nhãn hiệu, hoặc chủ sở hữu có thể đăng ký đồng thời hai hình thức
Đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký bản quyền tác giả.
Logo được coi là một “tác phẩm mỹ thuật ứng dụng” – là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối và bố cục.
- Điều kiện bảo hộ: Logo khi muốn được bảo hộ phải đảm bảo tính sáng tạo và không sao chép từ bất kỳ nguồn nào.
- Chủ thể đăng ký: người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm (tác giả) và chủ sở hữu quyền tác giả
- Cơ chế xác lập quyền: Quyền tác giả phát sinh khi tác phẩm đó được định hình, không phân biệt nội dung, ý nghĩa, chất lượng và không bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký.
- Thẩm quyền: Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng (logo) là Cục Bản quyền tác giả.
- Thời gian đăng ký: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bản chất của quyền tác giả đối với logo: là quyền của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả trong việc chống lại người khác thực hiện hành vi sao chép trái phép logo của mình.
Đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu.
- Đối tượng bảo hộ: logo là nhãn hiệu của doanh nghiệp, là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá/dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau và là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp.
- Điều kiện bảo hộ: Logo phải đảm bảo khả năng phân biệt, không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký trước cho sản phẩm/dịch vụ cùng loại hoặc tương tự.
- Chủ thể đăng ký: chủ sở hữu
- Cơ chế xác lập quyền: Quyền sở hữu đối với Nhãn hiệu (logo) chỉ được pháp luật công nhận chỉ khi chủ sở hữu Nhãn hiệu (logo) được cấp Giấy chứng nhân đăng kí nhãn hiệu, bắt buộc phải qua thủ tục nộp hồ sơ đăng ký.
- Thẩm quyền: Cục Sở hữu trí tuệ
- Thời gian đăng ký: 12 tháng. Theo tình hình hiện tại thì thời gian đăng ký diễn ra lâu hơn dự kiến là 24-36 tháng.
- Hệ quả pháp lý: chủ sở hữu sẽ được sở hữu độc quyền nhãn hiệu (logo) này cho sản phẩm/dịch vụ mà mình đăng ký, bất kỳ dấu hiệu trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn nào của người khác sử dụng cho sản phẩm/dịch vụ tương tự cũng có thể bị coi là yếu tố vi phạm và bị xử lý theo quy định pháp luật.
Nên chọn hình thức đăng ký bảo hộ logo nào?
Ưu điểm và nhược điểm đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu
Ưu điểm của hình thức đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu:
- Hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là hình thức bảo hộ chặt chẽ nhất hiện nay. Với phạm vi bảo hộ rộng nhất: bảo hộ nội dung chữ, nội dung hình của logo, chống hành vi sử dụng logo tương tự gây nhầm lẫn cho dù là không giống nhau 100%.
- Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là văn bản chứng nhận doanh nghiệp về những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp này cung cấp là uy tín và chất lượng. Qua đó, có thể tạo được lòng tin và xây dựng uy tín cho khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Sau khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo vệ logo độc quyền của mình. Nếu có các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như lợi dụng đặt tên gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, đạo nhái logo,… những hành vi gây thiệt hại đến doanh nghiệp về quyền sở hữu trí tuệ như trên đều bị các cơ quan có thể thẩm quyền xử lý.
- Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền là điều kiện bắt buộc khi triển khai hệ thống mã số mã vạch cho doanh nghiệp nếu muốn cung cấp sản phẩm mang thương hiệu ra thị trường trong nước và quốc tế.
Nhược điểm của việc đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu:
- Với cơ chế bảo hộ chặt chẽ như vậy, thì doanh nghiệp muốn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trải qua thẩm định khó khăn, phức tạp. Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức đơn đăng ký, nếu hình thức hợp lệ Cục sẽ công bố đơn đăng ký trên công báo sở hữu công nghiệp. Sau đó tiến hành thẩm định nội dung nhãn hiệu trước khi quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu nội dung không hợp lệ.
- Thời gian thẩm định có thể kéo dài tới 2-3 năm. Với quy trình thẩm định khó khăn và gắt gao như vậy, cộng thêm số lượng khổng lồ đơn nộp đăng ký bảo hộ vào mỗi tháng. Quy trình đăng ký nhãn hiệu kéo dài như thế mới đảm bảo khâu tra cứu không sai sót; thẩm định đảm bảo chặt chẽ.
- Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Hết 10 năm có thể gia hạn và không hạn chế số lần gia hạn.
Ưu điểm và nhược điểm của đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký quyền tác giả
Ưu điểm đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký quyền tác giả:
- Về bản chất quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Việc đăng ký bản quyền tác giả dựa trên sự tự nguyện, thiện chí trung thực của người đăng ký. Vì vậy, đăng ký logo dưới hình thức quyền tác giả dễ dàng được cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận.
- Thời gian được cấp giấy chứng nhận đối với logo đăng ký dưới dạng bản quyền tác giả sẽ rất nhanh. Không phải trải qua quy trình thẩm định khắt khe như cấp giấy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
- Thời gian bảo hộ dài, đối với tác phẩm là Logo có thời hạn là 75 năm kể từ khi tác phẩm công bố lần đầu. Với tác phẩm chưa công bố trong 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình, thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.
- Hết thời hạn bảo hộ nói trên thì tác phẩm đó thuộc về công chúng. Cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng tác phẩm logo nhưng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của tác giả.
Nhược điểm đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký quyền tác giả:
- Vì xuất phát từ cơ sở tự nguyện và cam kết của tác giả nhưng hiện nay cũng chưa có hệ thống quản lý, tra cứu độ trùng lặp của logo được sáng tác đó. Nhất là với những tác phẩm logo chưa được công bố. Việc đăng ký này mang tính thủ tục ghi nhận quyền của tác giả, chủ sở hữu nhưng mức độ bảo hộ không cao.
- Quyền với tác phẩm logo có thể bị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ nếu có bên thứ ba chứng minh được logo đã đăng ký đó là sao chép. Ngoài ra, nếu có tranh chấp phát sinh thì phải trải qua các thủ tục tại Tòa án, thời gian giải quyết kéo dài.
- Dưới góc nhìn đối với tác phẩm thì đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả chỉ bảo hộ dưới danh nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Nội dung trên tác phẩm không phải đối tượng được bảo hộ độc quyền. Nghĩa là một bên thứ ba cũng có thể sử dụng nội dung chữ trùng, cách bố trí, phối màu khác thì hành vi đó không bị xét là vi phạm bản quyền. Hơn thế nữa, bên thứ ba có thể mang tác phẩm đó đi đăng ký bảo hộ và cũng được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.
Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi cá nhân, tổ chức mà lựa chọn hình thức đăng ký bảo hộ logo phù hợp với mong muốn của mình. Tuy nhiên, để đăng ký bảo hộ logo một cách phát huy tối đa lợi ích của việc bảo hộ logo nên đăng ký cả hai hình thức.
Chi phí đăng ký bảo hộ logo hiện nay bao nhiêu
Chi phí đăng ký bảo hộ logo được chia thành 02 loại chi phí bao gồm: Chi phí chính thức (phí nhà nước) nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ và chi phí của tổ chức đại diện thay mặt chủ sở hữu nộp đơn đăng ký logo.
Chi phí đăng ký bảo hộ logo được xác định là khoản tiền mà chủ sở hữu cần nộp cho cơ quan nhà nước cùng với thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản quyền logo. Việc đăng ký bảo hộ logo bao nhiêu tiền sẽ được tính dựa trên cơ sở sau:
- Số logo được đăng ký
- Số nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký logo
- Số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ
- Ủy quyền đăng ký logo hay trực tiếp thực hiện
Chi phí thực hiện quy trình đăng ký bảo hộ logo là những khoản chi bắt buộc phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những khoản chi phí này được quy định cụ thể và niêm yết công khai tại Thông tư 263/2016/TT-BTC nhằm giúp cơ quan nhà nước duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước. (Đơn vị: Việt Nam Đồng)
1, Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ): 150.000
2, Nếu đơn đăng ký logo có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 30.000
3, Phí thẩm định đơn: 550.000
4, Nếu đơn đăng ký logo có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000
5, Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn; 180.000
6, Nếu đơn đăng ký logo có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 30.000
7, Lệ phí công bố đơn: 120.000
8, Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký logo: 120.000
9, Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng đăng ký logo: 120.000
10, Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký logo: 120.000
Chi phí Đăng ký logo dưới hình thức Đăng ký tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 100.000 đồng/Giấy chứng nhận (theo Thông tư 211/2016/TT-BTC).
Dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo của Luật Sư 247
Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh, dễ biến đổi. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ Logo sẽ khiến logo có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng. Trong khi đó, quy trình đăng ký bảo hộ logo với nhiều thủ tục, nếu các doanh nghiệp tự thực hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo của Luật Sư 247 sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:
- Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc đăng ký bảo hộ Logo.
- Tư vấn hình thức Đăng ký bảo hộ Logo phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
- Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
- Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ đăng ký, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
- Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
- Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).
- Tiếp nhận các loại giấy chứng nhận Đăng ký bảo hộ Logo và bàn giao tới Quý khách hàng.
- Làm khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có).
- Tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với Logo đã đăng ký (nếu có).
Chi phí đăng ký dịch vụ bảo hộ Logo của Luật sư 247
Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Mời bạn tham khảo bảng dịch vụ đăng ký bảo hộ logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của chúng tôi
Video Luật sư 247 giải đáp về Đăng ký bảo hộ Logo
Mời bạn xem thêm bài viết
- Chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu là bao nhiêu?
- Chi phí bảo hộ thương hiệu năm 2022 là bao nhiêu?
- Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Chi phí đăng ký bảo hộ logo theo quy định hiện hành năm 2022”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Nếu quý khách có nhu cầu khác như giải thể công ty, Xác nhận độc thân, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện nay, cá nhân hoặc pháp nhân/tổ chức trong và ngoài nước đều có quyền nộp đơn đăng ký logo tại Việt Nam. Quy trình, thủ tục, quyền và nghĩa vụ khi cá nhân đăng ký logo hoàn toàn giống với pháp nhân/tổ chức đăng ký.
– Tổ chức, cá nhân khi nộp đơn, hồ sơ yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp phải nộp phí và lệ phí.
– Trong trường hợp chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ vì nhiều lý do khác nhau không thể trực tiếp nộp đơn, hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ có thể ủy quyền cho tổ chức đại diện thay mặt chủ sở hữu nộp đơn đăng ký,theo đó tổ chức đại diện sẽ thực hiện nghĩa vụ nộp phí và lệ phí.
có thể tra cứu logo theo cách sau:
-Tra cứu qua trang website của Cục sở hữu trí tuệ theo địa chỉ
http://iplib.noip.gov.vn
Sau khi truy cập vào trang website trên cần điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu về nhãn hiệu tìm kiếm; nhóm SP/DV,…Khi đã điền đầy đủ thông tin click vào tìm kiếm để hiển thị kết quả tra cứu.
-Tra cứu bằng cách nộp hồ sơ trực tiếp đến cục sở hữu trí tuệ.