Tuy đang sống trong thời hiện đại; nhưng tư tưởng “trọng nam kinh nữ” vẫn còn tồn tại trong nhiều gia đình Việt Nam. Trong khi đó; Nhà nước vừa thực hiện chính sách dân số; vừa thực hiện chính sách cho; nhận con nuôi rất nhân đạo; bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em và đáp ứng nhu cầu của nhiều người; nhiều gia đình. Tuy nhiên; hiện nay lại xảy ra tình trạng lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm chính sách dân số như sinh thêm con; hay loại bỏ giới tính nữ để chọn giới tính nam;… Vậy những hành vi sẽ bị xử phạt như thế nào? Luật sư X mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông qua bài viết: Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số xử lý thế nào?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định về nhận con nuôi
Nguyên tắc của việc cho, nhận con nuôi
Theo Điều 4 Luật Nuôi con nuôi năm 2010; nguyên tắc giải quyết việc nhận nuôi con nuôi như sau:
1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi; cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
Trong đó; gia đình gốc là gia đình của những người có quan hệ huyết thống. Đây là nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết việc nuôi con nuôi; đảm bảo cho trẻ em được nhận sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục từ chính máu mủ, ruột thịt của mình; là tiền đề để trẻ em phát triển tốt về mặt tâm lý, tạo điều kiện để phát triển toàn diện.
2. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền; lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng; không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
- Người nhận con nuôi là cha mẹ nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
- Người được nhận làm con nuôi là con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
3. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.
Gia đình thay thế là gia đình nhận trẻ em làm con nuôi. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tạo điều kiện tối đa để người được nhận nuôi có điều kiện được nuôi dưỡng; chăm sóc, giáo dục trong môi trường gần gũi, quen thuộc.
Điều kiện nhận nuôi con nuôi
Điều kiện đối với người nhận nuôi
Đối với người nhận con nuôi trong nước thì Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định rõ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế; chỗ ở để bảo đảm cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục con nuôi tốt nhất
- Có tư cách đạo đức tốt.
Đối với người nhận nuôi có yếu tố nước ngoài thì ngoài những điều kiện nêu trên; cha mẹ nuôi còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của nước nơi:
- Người cha mẹ nuôi thường trú nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi
- Người con được nhận nuôi thường trú nếu công dân Việt Nam muốn nhận người nước ngoài làm con nuôi
Ngoài ra; đối với cha mẹ nuôi, các đối tượng sau đây sẽ được ưu tiên hơn:
- Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
- Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
- Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
Đáng lưu ý: Nếu nhiều người cùng hàng ưu tiên đều muốn nhận một người làm con nuôi; thì người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con tốt nhất sẽ được ưu tiên hơn.
Điều kiện để được làm con nuôi
Theo quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010; thì một người chỉ được nhận người khác làm cha mẹ nuôi khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là trẻ em dưới 16 tuổi
- Khi từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì phải thuộc các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Đặc biệt là một người chỉ được một người độc thân hoặc một cặp vợ chồng nhận nuôi.
Ngoài ra; Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Như vậy; ta có thể thấy rằng từ nguyên tắc cho đến các điều kiện của cho; nhận con nuôi đều hướng tới bảo vệ tối đa lợi ích của trẻ em; chính vì vậy bất cứ hành vi nào nhằm lợi dụng việc cho nhận con nuôi để trục lợi; bóc lột; thực hiện hành vi phạm pháp;… đều bị xử lý theo quy định pháp luật.
Quy định về chính sách dân số
Chính sách dân số; kế hoạch hóa gia đình được quy định như sau:
- Nên sinh từ 1-2 con: sinh ít con sẽ làm giảm khả năng tai biến sản khoa; tránh sa sinh dục; bảo vệ được sức khỏe người phụ nữ tránh các tình trạng kém dinh dưỡng đồng thời còn bảo vệ vẻ đẹp của người phụ nữ.
- Khoảng cách sinh con nên từ 3-5 năm: không làm tăng thêm gánh nặng cho người phụ nữ về dinh dưỡng cũng như về sức khỏe giúp giảm suy dinh dưỡng; giảm tai biến sản khoa, giúp sinh dễ. Đồng thời; người mẹ có thời gian chăm sóc trẻ, tránh bệnh tật. Không sinh khoảng cách quá xa vì có thể đã quên kinh nghiệm nuôi con.
- Tuổi có con nên từ khoảng 22-35. Sinh lúc còn quá trẻ khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ làm tăng tai biến sản khoa; tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng cho cả mẹ và con.
Theo khoản 9 – Điều 3 – Pháp lệnh dân số (Số:06/2003/PL-UBTVQH11) quy định: “Kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình”.
Có thể bạn quan tâm:
- Có được thay đổi giấy khai sinh của con nuôi hay không?
- Điều kiện nuôi con nuôi giữa cha dượng với con riêng của vợ
- Hướng dẫn thủ tục người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam
Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số xử lý thế nào?
Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;
- Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng; người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước.
Hành vi này không có hình thức xử phạt bổ sung và không bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Thẩm quyền xử phạt:
Cụ thể; theo quy định pháp luật thì các cá nhân có thẩm quyền và cơ quan có thẩm quyền xử pahjt bao gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Chánh Thanh tra Sở Tư pháp
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp
- Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp
- Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp
- Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
- Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số xử lý thế nào? “.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục cấp hộ chiếu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi; bạn đã hoàn thiện thủ tục nuôi con nuôi thì kể từ ngày giao nhận con nuôi; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Tóm lại; bạn đã cho con làm con nuôi thì bạn sẽ không còn quyền và nghĩa vụ và đòi lại con nữa. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác với nhau.
– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, chữa bệnh
– Đang chấp hành hình phạt tù
– Chưa được xóa án tích về một trong các tội sau đây:Tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; Tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bắt mạch hoặc siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.