Mẫu đơn xin nghỉ phép của Hiệu trưởng mới năm 2022

17/06/2022
Mẫu đơn xin nghỉ phép của Hiệu trưởng mới năm 2022
1705
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể chỉ giúp tôi cách viết mẫu đơn xin nghỉ phép của Hiệu trưởng mới năm 2022. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vì những lý do khác nhau; mà trong quá trình công tác đôi lúc chúng ta phải xin nghỉ phép một ít ngày; tuy nhiên để viết một lá đơn xin nghỉ phép ra sau; thì không phải ai cũng biết viết.

Để giải đáp về vấn đề cách viết mẫu đơn xin nghỉ phép của Hiệu trưởng mới năm 2022. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Hiệu trưởng là gì?

Hiệu trưởng là người đứng của một ngôi trường có thể là trường công hoặc trường tư thục. Hiệu trưởng có vai trò quản lý, điều phối, chịu trách nhiệm trước bất kỳ hành vi nào đại diện từ phía nhà trường.

Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức  sửa đổi, bổ sung 2019, hiệu trưởng nhà trường có thể là công chức nhà nước hoặc là không.

  • Trường hợp là công chức nhà nước: Đối với các trường hợp trường không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; và cũng không phải là trường tư thục, dân lập.
  • Trường hợp không là công chức nhà nước: Đối với các trường hợp trường là đơn vị sự nghiệp công lập và trường tư thục, dân lập.

Lưu ý: Đối với hiệu trưởng của các đơn vị sự nghiệp công lập tuy không còn được quy định là công chức nữa những vẫn sẽ được hưởng các chế độ; chính sách cũng như áp dụng các quy định về cán bộ; công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm.

Thời gian nghỉ phép của hiệu trưởng

Theo quy định tại Điều 13 Luật Cán bộ công chức thì:

Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm; nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ; cán bộ, công chức không sử dụng; hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm; thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Từ đó ta dẫn chứng theo quy định tại Điều 111; 112; 113 Bộ luật Lao động 2019 thì ta biết được trong một năm thầy hiệu trưởng có thể nghỉ được số ngày như sau:

Nghỉ hằng tuần:

– Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần; thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

– Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

– Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật lao động; thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Nghỉ lễ, tết:

– Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

– Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 112; còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc; và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

– Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế; Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 112.

Đối với nghỉ phép năm:

– Nếu người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động; thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

– Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Như vậy nếu hiệu trưởng muốn xin nghỉ phép thì hằng năm hiệu trưởng sẽ có 12 ngày nghỉ phép và hoàn toàn sẽ là nghỉ phép hưởng lương.

Lưu ý: Nếu thầy hiệu trưởng không phải là công chức thì tính ngày nghỉ theo quy định luật lao động.

Mẫu đơn xin nghỉ phép của Hiệu trưởng mới năm 2022
Mẫu đơn xin nghỉ phép của Hiệu trưởng mới năm 2022

Mẫu đơn xin nghỉ phép của Hiệu trưởng mới năm 2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

Kính gửi: ………………………………………………………………………..

Tôi tên là: ……………………………………………………   Nam/ Nữ: …………

Ngày/Tháng/Năm sinh:………………………………    Tại: ……………….

Chức vụ: …………………………………………………………………………

Đơn vị công tác: …………………………………………………………………

Điện thoại liên lạc:…………………………………………………………

Nay tôi làm đơn này xin phép …………… cho tôi được nghỉ phép từ ngày…/…/…. đến ngày …/…./…..

Lý do xin nghỉ: ……………………………………………………………………….

Trong thời gian xin nghỉ, tôi xin bàn giao công việc lại cho……………………….

Tại phòng ……………………………………………..

Tôi xin hứa sẽ cập nhật tình hình công việc thường xuyên trong thời gian nghỉ và cam kết trở lại làm việc đúng thời hạn quy định.

Kính mong …………………… giải quyết cho tôi nghỉ phép theo nguyện vọng trên.

Xin trân trọng cảm ơn!

….., ngày….tháng….năm

                                                                                            Người làm đơn

                                                                                                  (Ký, họ tên)

Tải mẫu đơn xin nghỉ phép của Hiệu trưởng mới năm 2022

Mời bạn xem trước và tải mẫu đơn xin nghỉ phép của Hiệu trưởng mới năm 2022

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn xin nghỉ phép của Hiệu trưởng mới năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; mẫu đơn xin trích lục hộ khẩu gốc; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hiệu trưởng nghỉ thai sản có được coi là thời gian để tính số ngày nghỉ hằng năm không?

Căn cứ Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động như sau:
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.

9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động
.
Như vậy, theo quy định như trên, thì thời gian bạn nghỉ hưởng chế độ thai sản cũng được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm.

Hiệu trưởng nghỉ phép không đúng với lý do trong giấy nghỉ phép thì bị xử lý như thế nào ?

Điều 13 Luật viên chức năm 2010 quy định quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:
“1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.”

Hiệu trưởng có thể viết đơn xin nghỉ phép khi con của họ kết hôn không?

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
– Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
– Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Câu trả lời là được được nghỉ 1 ngày.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.