Hợp đồng lao động là một trong những tài liệu quan trọng nhất khi phát sinh các tranh chấp về lao động để các bên có thể dựa vào các nội dung thỏa thuận được ghi nhận trên hợp đồng để đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Hợp đồng lao động có cần đóng dấu giáp lai không?” qua bài viết sau đây nhé!
Hợp đồng lao động có cần đóng dấu giáp lai
Dấu giáp lai là một trong các loại dấu quan trọng. Hiểu đơn giản thì nó là cách đóng dấu lên lề phải hoặc lề trái của văn bản. Người đóng dấu phải đảm bảo hình tròn của giáp lai được in lên bề mặt của những tờ giấy xếp trồng lên nhau.
Việc đóng dấu giáp lai mới nhất cần phải tuân theo đúng quy định tại Điều 26 của Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư. Cụ thể như sau:
“Điều 26. Đóng dấu
- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều & dùng đúng mực dấu quy định.
- Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
- Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.
- Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.”
Thường thì con dấu giáp lai sẽ được đóng ở bên lề trái hoặc lề phải của văn bản. Chúng được xếp chồng lên các mặt của đường xếp trồng trang giấy. Con dấu hợp lệ sẽ được đóng ở cạnh phải hay vị trí giữa của phụ lục tại một loại văn bản cụ thể nào đó.
Theo các quy định của Pháp Luật, dấu giáp lai sử dụng để chứng thực độ chính xác và khách quan của văn bản. Qua đó tránh tình trạng làm giả hoặc thay thế các thông tin không chuẩn xác. Dấu giáp lai sẽ được đóng toàn bộ các tờ của văn bản.
Về việc đóng dấu
Hiện tại, việc đóng dấu giáp lai được quy định vô cùng rõ ràng tại Khoản 2, Điều 13 của Thông tư 01/2011 / TT-BNV. Chi tiết như sau:
“Điều lệ số 13. Dấu của những cơ quan tổ chức
1. Con dấu trên các tài liệu phải tuân theo các quy định tại khoản 2 và 3 của Điều 26 Nghị định của Chính phủ số 110/2004 / ND-CP ngày 8 tháng 4 năm 2004, về các công trình văn thư và các quy định của pháp luật liên quan ; Việc dán tem được dán chồng lên các tài liệu và phụ lục chuyên ngành, cũng như các phụ lục, phải tuân theo các quy định tại khoản 4, Điều 26 của Nghị định số 110/2004 / ND-CP.
2. Các thương hiệu của các cơ quan và tổ chức được trình bày trong ô số 8; dấu giáp lai phải được đóng ở giữa cạnh phải của tài liệu hoặc phụ lục văn bản, bao gồm một phần của các tờ giấy; tối đa 5 trang cho mỗi con dấu”.
Không phải người nào cũng biết cách đóng dấu giáp lai hợp đồng. Bởi vậy, dấu giáp lai phải đảm bảo điều kiện sau:
- Dấu đóng rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và được sử dụng đúng mực dấu quy định.
- Đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hay phụ lục văn bản, trùm lên 1 phần văn bản.
- Không phải ai cũng biết cách đóng dấu giáp lai hợp đồng, theo đó, dấu giáp lai phải đảm bảo:
- Tối đa mỗi dấu được đóng 5 trang văn bản.
Nếu như có nhiều trang không thể đóng dấu giáp lai 1 lần thì hãy chia ra. Các dấu giáp lai đều được đóng ở khoảng giữa mép phải của văn bản nối tiếp nhau. Đồng thời, con dấu phải đảm bảo khớp toàn bộ các trang lai với nhau và trùng với giáp lai của doanh nghiệp.
Hợp đồng lao động có cần đóng dấu giáp lai không?
Theo Điều 20, Khoản 3, Điểm b của Nghị định 23/2015/NĐ-CP có nêu rõ văn bản cần đóng dấu giáp lai như sau:
“b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.”
Bên cạnh đó, văn bản cần được đóng dấu giáp lai cũng được quy định một cách chi tiết ở Điều 49 của Luật Công Chứng năm 2014 như sau:
“Văn bản công chứng có từ hai trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự. Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ.”
Ngoài ra tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV cũng có ghi rõ:“2. Dấu của cơ quan, tổ chức được trình bày tại ô số 8; dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.”
Qua những thông tin trên có thể hiểu dấu giáp lai được sử dụng để đóng cho những loại hợp đồng, giấy từ, văn bản có 2 mặt trở lên với loại bản in 1 mặt. Còn loại văn bản in 2 mặt phải đảm bảo có từ 3 trang trở lên.
Hợp đồng lao động là một trong những hợp đồng quan trọng, thể hiện các thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nên tất nhiên sẽ phải có đóng dấu giáp lai.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Những trường hợp không được cấp lý lịch tư pháp
- Tờ khai thay đổi thông tin bảo hiểm xã hội
- Quyết định giải thể bắt buộc hợp tác xã
- Điều khoản bổ sung bảo hiểm xây dựng
- Nộp đơn ly hôn online
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng lao động có cần đóng dấu giáp lai không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, trích lục khai tử, mẫu trích lục hồ sơ địa chính, cấp bản sao trích lục hộ tịch, giấy phép flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
– Tránh việc thay đổi tài liệu được trình hoặc nộp đơn khi có yêu cầu giao kết hợp đồng hay làm hồ sơ để nộp lên các cơ quan Nhà nước.
– Đóng dấu giáp lai còn đảm bảo tính khách quan của tài liệu để tránh văn bản bị thay thế. Hoặc người nào đó cố tình làm sai lệnh thông tin kết quả mà các công ty/doanh nghiệp đăng ký trước đó.
Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và quy định của pháp luật có liên quan; việc đóng dấu giáp lai đối với văn bản, tài liệu chuyên ngành và phụ lục kèm theo được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP.
Dấu của cơ quan, tổ chức được trình bày tại ô số 8; dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.
Trong một hợp đồng kinh tế, bên nào cũng có quyền đóng dấu giáp lai. Có thể cả 2 bên cùng đóng dấu giáp lai trên hợp đồng hoặc một trong 2 bên, điều này không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của hợp đồng.